BioSpring
ky-thuat-nuoi-ca-tra-xuat-khau

Kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu quốc tế cho sản lượng cao

28-12-2016

Cá tra là loài cá da trơn cực kì được ưa chuộng không những ở trong nước mà còn trên thế giới. Kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu quốc tế  cũng đang là vấn đề được rất nhiều bà con ngư dân quan tâm trong những năm gần đây, nhằm đem lại nguồn kinh tế cao cho gia đình. Sau đây BioSpring sẽ giới thiệu đến bạn đọc những kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu đạt tiêu chuẩn để bà con có thể áp dụng tốt phương pháp này.

 

1. Lên kế hoạch nuôi

Kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu phải đảm bảo đủ các tiêu chí cơ bản nên không thể nuôi một cách sơ sài. Do vậy trước khi tiến hành nuôi, phải chủ động lên kế hoạch cụ thể, về chọn giống, thức ăn, về đại lý cung cấp thuốc trị bệnh hay hóa chất để xử lý môi trường…Ngoài ra cần liên hệ trước để ký hợp đồng với những doanh nghiệp thu mua sản phẩm cá tra sau khi thu hoạch hoặc các nhà máy chế biến…

 

2. Lựa chọn ao nuôi

Mô hình nuôi cá tra hiệu quả nên chọn ao ở những nơi có nguồn cấp nước sạch dồi dào, dễ dàng cấp và thoát nước trong mùa khô cũng như mùa mưa. Tránh nuôi ở những khu có nhiều dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nước. Bên cạnh đó, ao càng rộng thì khả năng cho cá trao đổi oxy càng cao, ít bệnh và phát triển nhanh. Đây là công đoạn tiền đề quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu.

 

  • Trước khi thả cá, ao nuôi phải được cải tạo đúng quy trình kỹ thuật, như: có diện tích tối thiểu 500 m2 trở lên, bờ ao được đầm nén chắc chắn tránh rò rỉ nước. Ao nên gần đường ô tô hoặc gần sông, kênh, rạch để thuận tiện vận chuyển thức ăn, con giống và cá thương phẩm. Ao nuôi cần phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt, kích cỡ phụ thuộc vào diện tích ao. Vị trí ao nên gần nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, để có thể chủ động cấp nước cho ao trong thời gian nuôi.
  • Đối với ao mới đào: Trước tiên cần cải tạo đáy ao sao cho bằng phẳng. Ở những chỗ có độ pH thấp có thể bón vôi rồi rải xuống đáy ao với liều lượng 12-15 kg/100 m2. Sau đó bơm nước vào ao khoảng 5-7 cm, tiếp tục ngâm ao trong vòng 4-5 ngày.
  • Đối với ao cũ: Tháo cạn nước ao, dọn sạch đáy ao và vớt hết cá tạp. Đồng thời lấp hết hang hốc và sửa sang lại bờ ao cho chắc chắn. Rải vôi bột khắp đáy và bờ ao ở liều lượng 7-10 kg/100 m2  sau đó phơi đáy 2-3 ngày.

3. Hệ thống cống, bơm nước

Đối với kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu thì tất cả các loại ao nuôi đều phải có hệ thống cống, và đặt cống bơm nổi sao cho khi bơm thì nước rơi xuống ao tạo nhiều bọt cung cấp nhiều oxy cho cá. Nếu có điều kiện thì nên đào thêm ao dự trữ nước và xử lý ao lắng trước khi bơm vào ao, bởi sẽ làm cho ao nuôi hạn chế được mầm bệnh.

  • Cần xây lắp cống xả có đường kính lớn, trong hai giờ có thể xả từ 1/3- 1/2 lượng nước trong ao để kịp thời phòng ngừa các rủi ro xảy ra.
  • Phải lấy nước từ các nguồn nước sạch ít bị ô nhiễm, nước được lấy qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và địch hại. Khi đã lấy nước vào ao được khoảng 50 – 70 cm thì tạm dừng 3-5 ngày, sau đó mới lấy đủ nước.
  • Máy bơm nước phải có đủ công suất để có thể bơm từ 80-100% lưu lượng nước hàng ngày, khi cá đã trên 600g thì bơm từ 15-20 giờ mỗi ngày
  • Quá trình nuôi cá thì việc xử lý nước cực kì cần thiết. Cá từ 300g trở lên có thể khử trùng nước bằng clorin với liều lượng 10kg/ha, cứ 10 ngày xử lý một lần.

 

4. Thả giống chất lượng

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại giống cá tra chất lượng kém, vì thế người nuôi phải làm đúng với kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu cẩn thận từ việc chọn lựa, kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc, tình hình dịch bệnh…để đảm bảo giống cá khỏe mạnh, không xây xát, kích cỡ đều nhau từ 10-12cm/con.

  • Dựa vào chất lượng nước cũng như diện tích và độ sâu của ao cùng với kinh nghiệm nuôi cá mà có thể thả giống nuôi với mật độ khác nhau  từ 15-60 con/m2.
  • Khi giống mới mua về, nên thả cá vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát vì thời tiết dịu nhẹ, trước khi thả nên tắm cho cá 15-20 phút với nước muối loãng.
ky-thuat-nuoi-ca-tra-xuat-khau

<Ảnh: Kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu>

5. Thức ăn phù hợp trong kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu

  • Về thức ăn tự chế biến: Nhược điểm của loại thức ăn này là nếu không bổ sung thêm chất dinh dưỡng khoáng, vitamin, thì cá sẽ vẫn chậm lớn, phải nuôi 1 thời gian lâu tầm 6 tháng thì cá giống có kích cỡ 2,5cm. Tuy nhiên nếu cho ăn đủ chất dinh dưỡng thì chỉ cần 4,5 tháng là có thể  thu hoạch. Bên cạnh đó, công đoạn sản xuất thức ăn tự chế còn làm nguồn nước ô nhiễm rất nhanh khiến cá bị bệnh.
  • Về thức ăn công nghiệp: Thức ăn này có đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cá, việc cho cá ăn cũng khá dễ dàng và giảm được mức độ ô nhiễm ao nuôi.
  • Thức ăn dạng viên nhỏ là tốt nhất cho cá tra, và mỗi ngày chỉ nên cho ăn 3 lần. Khi ao có nhiều oxy thì cá sẽ ăn khỏe hơn rất nhiều vì vậy nên thường xuyên bơm nước để sục khí. Nguyên liệu cần được xay nhuyễn, trộn đều với nhau và thêm chất kết dính sau đó rải từ từ cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn.

Về thức ăn, các độc giả nên chọn những công ty sản xuất thức ăn cho cá có uy tín từ trước tránh trường hợp cá có biểu hiện lạ thường không mong muốn về sau, ảnh hưởng tới cả vụ nuôi và cả sau này.

6. Phòng trị bệnh cho cá

  • Đây là bước không thể thiếu được trong kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu. Cần chú ý thời tiết để có cách cho cá ăn phù hợp, khi  quá nóng phải cho cá ăn vitamin C và thay nước thường xuyên. Nếu cá chết thì dùng thuốc kháng sinh với liều lượng 0,1%. Kháng sinh sẽ phát huy tác dụng nếu môi trường ao sạch sẽ. Tuy nhiên nếu lạm dụng kháng sinh cá sẽ chậm lớn và giảm tăng trọng.
  • Cá thường ăn kém và bị bệnh trong giai đoạn khoảng tháng 6-7, do vậy nên lưu ý nước trước khi bơm vào ao. Ngoài ra vào các tháng 11-12 khí hậu chuyển lạnh nên cho cá ăn vừa phải, bổ sung thêm dinh dưỡng và vitamin C để cá có sức khỏe tốt hơn.

 

7. Thu hoạch đúng thời điểm

Thời gian thu hoạch hợp lý nhất là sau nuôi từ 9-10 tháng, khi đó cá đạt 0,7-1,2 kg/con. Hoặc có thể căn cứ vào tình hình thị trường để thu hoạch sao cho có hiệu quả nhất, tránh trường hợp cá chưa đạt kích cỡ làm giảm giá bán và tốn thức ăn. Sau vụ thu hoạch cần tát cạn ao và cải tạo lại để chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.

 

Ngoài ra, bà con có thể áp dụng mô hình nuôi cá tra trong ao đất đã được nhiều đơn vị kiểm nghiệm đem lại hiệu quả tốt. Để có kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu hiệu quả cao, thì phải tìm hiểu thật kĩ càng về loài cá này. Bởi cá tra xuất khẩu rất được ưa chuộng, vừa mang lại nguồn lợi phẩm giá trị kinh tế cao, có thể làm giàu cho bà con ngư dân. Do vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về kỹ thuật nuôi cá tra xuất khẩu mọi người có thể tham khảo.