BioSpring
ky-thuat-nuoi-lon-nai-lai

Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái lai đẻ và nuôi con

21-12-2016

Kết thúc thời kỳ chửa, bà con cần nắm được kỹ thuật nuôi lợn nái lai thời kỳ đẻ và nuôi con. Giai đoạn nái đẻ và nuôi con quan trọng nhất là kỹ năng chuẩn bị và hộ lý cho lợn nái. Ngoài ra, bà con cần nắm được các cách nhận biết lợn sắp đẻ để có thể sẵn sàng hộ lý nái đẻ một cách tốt nhất. Bước sang giai đoạn nuôi con, làm sao để lợn luôn đủ sữa và khỏe mạnh cũng là một kỹ thuật giúp bà con chăn nuôi hiệu quả hơn.
Sau đây, BioSpring sẽ chia sẽ một số kỹ thuật được coi là bí quyết nuôi heo nái.

 

Kỹ thuật chuẩn bị hộ lý nái lai đẻ

 

  • Bà con cần làm chuồng nuôi lợn nái đẻ cho lợn nái lai. Trước khi nái đẻ khoảng vài ngày, bà con chuyển lợn sang ngăn chuồng dành cho nái đẻ, chuồng đã vệ sinh sẵn, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và có lót vật liệu giữ ấm cần thiết. Chuẩn bị sẵn đèn sưởi, trấu lót để tách heo con sau khi sinh. Kỹ thuật nuôi lợn nái lai cần đảm bảo chính xác.
  • Đối với dụng cụ trực đẻ, bà con lấy vải mềm hoặc vải màn khô, sạch sẽ để vệ sinh trong lúc đẻ cho lợn. Chuẩn bị kìm bấm răng nanh, kéo cắt rốn, cắt đuôi, cồn iot sát trùng, dây buộc rốn cho lợn con. Tất cả các dụng cụ này đều rất cần thiết để lợn con sinh ra khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn làm lợn giống ngay từ khi sinh ra. Bà con cần chú ý kỹ thuật cắt rốn, cắt đuôi và bấm răng nhanh cho heo con.

 

Lưu ý trong quá trình đỡ đẻ cho heo nái lai

 

  1. Chăn nuôi lợn nái lai bà con có thể quan sát được thời gian lợn sắp đẻ. Khi thấy nước ối chảy ra âm hộ tức là lợn đã vỡ ối và chuẩn bị đẻ. Nhiều trường hợp, lợn nái vỡ ối kèm theo cứt xu màu xanh nhạt và hơi đặc, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
  2. Thời gian đẻ trung bình của lợn nái lai là từ 2 đến 3 tiếng, một số trường hợp chăn nuôi lợn nái lai đẻ trong khoảng thời gian 4 đến 5 tiếng. Lúc này cần áp dụng kỹ thuật hộ lý hỗ trợ đẻ cho lợn. Nếu lợn nái có hiện tượng khó đẻ, cần tiêm thuốc trợ đẻ cho lợn. Trong khâu chuẩn bị cũng cần đến loại thuốc tiêm này.
  3. Giữ yên lặng trong lúc lợn nái đẻ là kỹ thuật nuôi lợn nái lai quan trọng. Vải mềm hoặc vải màn dùng để lau sạch dịch nhờn cho heo con khi vừa sinh ra. Cần vệ sinh sạch cho heo con, đặc biệt là vùng mặt, mũi để tránh bị nghẹt thở.
  4. Tiến hành cắt rốn, bấm răng nanh, bấm đuôi đúng kỹ thuật và sát trùng sau khi bấm. (trừ bấm răng nanh không sát trùng).
  5. Sau khi nái đẻ xong, cần vệ sinh sạch sẽ, đợi lợn nái cho ra hết nhau thai và thu dọn sạch, không để heo ăn nhau thai dễ dẫn tới viêm ruột.
  6. Cần cho lợn con bú ngay sữa đầu ngay sau khi hoàn tất các thủ tục vệ sinh, bấm nanh, cắt rốn, bấm đuôi. Muộn nhất là phải cho heo con bú sữa đầu trước 6 tiếng sau khi sinh. Chăn nuôi lợn nái lai sẽ đơn giản hơn so với nái ngoại bởi nái lai đã thích nghi tốt với khí hậu.

 

Kỹ thuật nuôi lợn nái lai đẻ

ky-thuat-nuoi-lon-nai-lai

<Ảnh: Kỹ thuật nuôi lợn nái lai>

Dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn nái lai giai đoạn đẻ cần tăng lên so với thời kỳ chửa. Trước ngày lợn nái đẻ 1 ngày, bà con cho lợn nhịn không ăn. Sau khi nái đẻ 1 ngày cho ăn rất ít. Kỹ thuật nuôi lợn nái lai sau khi đẻ như sau:

 

  • Lợn nái mới đẻ từ 2 đến 4 ngày, cho ăn ít, mỗi ngày cho ăn chỉ bằng 1 nửa so với lượng ăn bình thường. Từ 5 đến 7 ngày cho ăn bằng 2/3 lượng thức ăn bình thường. Sau 1 tuần mới bắt đầu cho lợn nái ăn tăng lên để có nhiều sữa nuôi con.
  • Mức đạm yêu cầu chăn nuôi lợn nái lai mới đẻ là 15%, năng lượng là 3000Kcal.
  • Lượng thức ăn chi theo trọng lượng lợn nái nuôi con, đây là mức thức ăn dành cho nái nuôi 10 con trở lên.
  • Lợn nái lai nặng 100kg đến 120kg cho ăn 3,3kg đến 3,5kg một ngày.
  • Chăn nuôi lợn nái lai trọng lượng từ 120kg đến 140kg cho ăn 3,6kg đến 3,8kg một ngày.
  • Lợn nái trên 140kg, kỹ thuật nuôi lợn nái lai sau đẻ cần cho ăn từ 3,9kg đến 4kg một ngày.

 

  • Cho ăn thức ăn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cơ bản như chất bột đường, đạm, muối khoáng, chất béo, vitamin, chất xơ. Có thể cho lợn ăn bổ sung rau xanh, bổ sung vitamin và chất xơ để nái không bị táo bón trong thời gian nuôi lợn con.
  • Kỹ thuật nuôi lợn nái lai mới đẻ rất quan trọng, nhất là kỹ thuật cho ăn tăng dần lượng thức ăn. Kỹ thuật này phòng tránh cho lợn nái khỏi các bệnh như viêm vú, viêm ruột,…

 

Lợn nái lai cho hiệu quả chăn nuôi cao, đạt các phẩm chất cần thiết để chăn nuôi hiệu quả, bên cạnh đó bà con có thể tham khảo thêm về kỹ thuật nuôi lợi nái hậu bị. Khi bà con áp dụng cách chăn nuôi BioSpring chia sẻ này, việc chăm sóc lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con trở nên đơn giản và nhàn hạ hơn. Kỹ thuật nuôi lợn nái lai đẻ và nuôi con giúp lợn nái khỏe mạnh, chăm con khéo, đủ tiêu chuẩn và sẵn sàng cho đợt phối giống mới sau khi tách sữa lợn con.