BioSpring
ky-thuat-nuoi-lon-nai-hau-bi

Kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị

22-12-2016

Áp dụng kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị phù hợp sẽ quyết định tới chất lượng phối giống, thụ thai và sinh của lợn nái. Lợn nái được nuôi tốt giai đoạn hậu bị sẽ tăng tỷ lệ đạt tiêu chuẩn cho phối giống lần đầu, tăng tỷ lệ thụ thai sau phối giống, lợn chửa khỏe mạnh, phát triển tốt. Chăn nuôi lợn nái giai đoạn hậu bị yêu cầu cao về mặt cho ăn và quan sát chăm sóc, bởi đây là giai đoạn lợn phát triển về thể chất, kích thước cũng như các phẩm chất cho việc sinh sản về sau. Với những kiến thức chuyên ngành dưới đây, BioSpring sẽ chia sẻ cho bà con một vài kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị hiệu quả.

 

Tính toán dinh dưỡng giai đoạn nái hậu bị

 

  1. Kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị chia nhỏ mức dinh dưỡng Theo từng giai đoạn thể trọng của lợn. Mỗi giai đoạn thể trọng, cân nặng cơ thể lợn yêu cầu mức dinh dưỡng khác nhau và cần điều chỉnh qua loại thức ăn cũng như lượng cám cho ăn.
  2. Chăn nuôi lợn nái hậu bị giai đoạn 20kg đến 15kg, nhu cầu năng lượng trao đổi từ 3100 Kcal đến 3700 Kcal, tỷ lệ đạm trong thức ăn 16% đến 17%. Lượng thức ăn bình quân là 1kg đến 1,2kg/con/ngày.
  3. Lợn nái từ 26kg đến 30kg, năng lượng yêu cầu từ 4030 Kcal đến 4340 Kcal, chăn nuôi lợn nái hậu bị với tỷ lệ đạm 16% đến 17%, cho ăn  một ngày 1,3kg đến 1,4kg một con.
  4. Lợn nái trọng lượng 31kg đến 40kg, mức năng lượng cần thiết là 4200 Kcal đến 4800 Kcal, cho ăn với tỷ lệ đạm 15%, ngày cho ăn từ 1,4kg đến 1,6kg thức ăn một con.
  5. Chăn nuôi lợn nái hậu bị từ 41kg đến 45kg, nhu cầu nặng lượng cung cấp từ 5100 Kcal đến 5400 Kcal, mức đạm là 15%, khối lượng cho ăn 1,7kg đến 1,8kg/con/ngày.
  6. Lợn nái 46kg đến 50kg, yêu cầu năng lượng trao đổi từ 5700 Kcal đến 6000 Kcal, mức đạm 15%, cho ăn với khối lượng 1,9kg đến 2kg một ngày.
  7. Nuôi lợn nái từ 51kg đến 65kg, kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị tăng lên mức năng lượng 6300 Kcal đến 6600 Kcal, tỷ lệ đạm thô 15%, cho ăn 2,1kg đến 2,2kg một ngày.
  8. Lợn nái từ 66kg đến 80kg, cho ăn mức năng lượng 6090 Kcal đến 6380 Kcal, đạm thô giảm xuống còn 13% đến 14%, lượng thức ăn cho ăn là 2,1kg đến 2,2kg/con/ngày.
  9. Kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị từ 81kg đến 90kg cho ăn mức năng lượng 6380 Kcal đến 6670 Kcal, tỷ lệ đạm thô trong thức ăn 13% đến 14%, ngày cho ăn 2,2kg đến 2,3kg thức ăn một con.
  10. Lợn nái từ 90kg tới khoảng 2 tuần trước khi phối giống lần đầu, kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị khâu cho ăn cần điều chỉnh thành 2kg/con/ngày. 10 ngày  đến 14 ngày trước khi phối giống cho ăn 2,5kg đến 3kg/con/ngày.

 

Lưu ý: Chăn nuôi lợn nái hậu bị từ 20kg đến 30kg chia nhỏ bữa ăn thành 4 bữa/ngày, trọng lượng lợn từ 30kg đến 65kg cho ăn 3 bữa, từ 65kg tới khi phối giống chia thành 2 bữa ăn một ngày.

 

Kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị kết hợp thức ăn bổ sung vi sinh

ky-thuat-nuoi-lon-nai-hau-bi

<Ảnh: Kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị>

  • Thức ăn bổ sung vi sinh bao gồm thành phần chủ yếu là bào tử lợi khuẩn bền nhiệt, muối khoáng và vitamin. Các thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lợn nái tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt, đồng thời chuyển hóa chất dinh dưỡng, trao đổi chất tại các mô cơ hiệu quả hơn. Chăn nuôi lợn nái hậu bị kết hợp thức ăn bổ sung chế phẩm vi sinh được xem là kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị mới và tiên tiến.
  • Ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, trao đổi chất hiệu quả, kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị kết hợp cho ăn giữa thức ăn chính và thức ăn bổ sung dinh dưỡng còn giúp lợn nái phòng bệnh hiệu quả hơn. Tỷ lệ lợn mắc bệnh đường ruột giảm đáng kể, nhất là các bệnh nguy hiểm. Hệ miễn dịch và sức đề kháng cho lợn nái được tăng cường, hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan, chức năng cơ thể lợn nái.

 

Hướng dẫn lịch tiêm vắc xin trong chăn nuôi lợn nái hậu bị

 

Với những kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản hậu bị, tiêm vắc xin phòng bệnh là bước quan trọng vừa bảo vệ nái, vừa phòng bệnh cho lợn con sau khi sinh. Cần tiêm Theo thể trọng lợn nái bởi khi đạt thể trọng phù hợp, lợn mới có khả năng thích ứng với vắc xin và phòng bệnh đúng giai đoạn. Lợn nái cần tiêm vắc xin phòng những dịch bệnh Theo quy định và tiêm đúng thời kỳ thể trọng sau đây.

 

  • Lợn nái 22 tuần tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh Parvovirus, và vắc xin phòng bệnh tai xanh.
  • Lợn nái 23 tuần tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả.
  • Lợn nái 24 tuần tuổi: Tiêm vắc xin phòng lở mồm long móng.
  • Lợn nái 25 tuần tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh giả dại.
  • Lợn nái 26 tuần tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh mũi 2.
  • Lợn nái 27 tuần tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh Parvovirus mũi thứ 2.

 

Dù là nuôi con gì, nái hậu bị hay nuôi nái lai và nái ngoại thì bước khởi đầu thuận lợi sẽ tạo nền móng vững chắc để bà con phát triển mô hình nuôi lợn nái đạt hiệu quả kinh tế, giảm bớt công sức và thời gian trong chăn nuôi nhờ tối ưu tốt các khâu Theo kỹ thuật nuôi thông minh, tiêu chuẩn. Quyết định thành quả của cả quá trình chăn nuôi lợn nái về sau phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị mảng dinh dưỡng và phòng bệnh.
Tham khảo: Kỹ thuật nuôi lợn nái lai