BioSpring
nuoi-ca-ro-trong-be-xi-mang

Bí quyết nuôi cá rô trong bể xi măng đạt hiệu quả cao

30-12-2016

Cá rô là một trong những loại thủy sản dễ nuôi, dễ sống trong nhiều điều kiện và môi trường khác nhau. Việc nuôi cá rô trong bể xi măng hiện nay đã và đang là lựa chọn tối ưu được nhiều hộ gia đình áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu toàn bộ quy trình nuôi cá rô trong bể xi măng mà bà con có thể tham khảo.

1. Lựa chọn bể nuôi cá rô phi trong hồ xi măng

  • Việc đầu tiên khi tiến hành nuôi cá rô trong bể xi măng là phải xây bể. Có hai loại bể để lựa chọn là bể chìm và bể nổi. Tuy nhiên, bể chìm vẫn được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn với sự chắc chắn, kiên cố và ổn định của nó.
  • Để nuôi cá rô phi trong bể xi măng, thì bể để nuôi thường có độ sâu tầm khoảng 1m đến 1,5m và có độ nghiêng nhất định về phía cổng thoát nước. Với loại cá hiếu động như cá rô phi, hay nhảy ra ngoài, nhất là vào mùa mưa lũ, thì bạn có thể dùng lưới hoặc phên tre để rào lại, tránh trường hợp cá nhảy. Ngoài ra, để giảm nhiệt độ nước khi nuôi cá rô trong bể xi măng trong những mùa nắng nóng, bạn nên thiết kế mái che phía trên cho cá.

2. Xử lý bể nuôi cá

  • Cách xử lý bể nuôi cá rô phi hay rô đồng trong bể xi măng đều giống nhau. Trước khi nuôi cá rô đồng trong bể xi măng, bạn cần phải có công đoạn dọn sạch bể để đảm bảo một môi trường sống tốt cho cá. Tùy thuộc vào bể đó là cũ hay mới thì có thể sử dụng những cách thực hiện tương ứng để làm sạch sao cho phù hợp.
  • Với những bể nuôi cá rô đồng trong bể xi măng mới, bạn nên dùng phèn chua hòa vào nước rồi ngâm bể trong tầm 1 tuần. Với biện pháp này, bể sẽ được loại bỏ những vết xi măng mới còn đọng lại. Khi bể đã ngâm xong, bạn tiến hành xả hết nước ra rồi dùng nước sạch để rửa lại bể một lần nữa, tiếp tục ngâm trong vài ngày. Sau đó, lại tháo nước và rửa lại bể lần cuối trước khi bơm nước mới, cho vôi vào nhằm ổn định độ pH.
  • Còn đối với bể nuôi cũ, bạn cũng nên lau dọn rồi ngâm bể trong khoảng vài ngày, sau đó rửa sạch trước khi bơm nước vào. Cuối cùng, thực hiện bón vôi để ổn định độ pH cho bể nuôi, tương tự như đối với bể mới. Việc xử lý, dọn vệ sinh khi nuôi cá rô đồng trong bể xi măng khá dễ thực hiện và không quá tốn kém.

3. Chọn và thả giống nuôi cá rô trong bể xi măng

nuoi-ca-ro-phi-trong-ho-xi-mang

<Ảnh: nuôi cá rô phi trong hồ xi măng>

  • Khâu lựa chọn giống cá để nuôi cực kì quan trọng và quyết định đến chất lượng cá sau khi nuôi. Vì vậy, bạn nên đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn giống sao cho đảm bảo được các yếu tố như cá khỏe mạnh, nhanh nhẹn và màu sắc tươi sáng. Bên cạnh đó, kích cỡ của đàn cá cũng phải tương đương nhau để tránh hiện tượng cạnh tranh nhau, và lớn không đồng đều.
  • Việc nuôi cá rô phi trong hồ xi măng cũng cần thời gian cho ăn như nuôi ở những chỗ khác. Thời điểm thích hợp để thả cá giống vào bể nuôi là vào sáng sớm hoặc buổi chiều râm mát, không nên thả cá khi trời nắng nóng hoặc mưa. Để cá thích nghi với môi trường sống từ từ thì trước khi thả, bạn nên ngâm cá trong ao khoảng 10 đến 15 phút, tránh trường hợp gây sốc cho cá. Đặc biệt lưu ý, khi nuôi cá rô phi trong hồ xi măng, bạn nên tắm qua cho cá với nước muối có nồng độ từ 2-3% để phòng bệnh cho chúng, và thường xuyên để ý những phản ứng hay biểu hiện lạ của đàn cá.

4. Chăm sóc cá rô khi nuôi

  • Nuôi cá rô phi trong bể xi măng thường dễ nuôi, do vậy chế độ ăn của khi nuôi cá rô phi trong hồ xi măng cũng tương tự như một số hình thức nuôi khác. Thức ăn của cá rô thường có cua, ốc, tôm, tép và một số loài cá tạp khác…Có nhiều cách để chế biến những nguyên liệu đó làm thức ăn cho cá, hoặc có thể trộn với cám gạo, bột bắp hoặc chế phẩm sinh học EM dùng để ủ thức ăn. Biện pháp này giúp cho cá lớn nhanh, sức đề kháng tốt và phát triển một cách đồng đều.
  • Lưu ý, khẩu phần ăn của cá rô cần phải có sự cân đối giữa nhu cầu của chúng, giữa sức khỏe và tình hình thời tiết. Ngoài ra để nuôi cá rô phi trong hồ xi măng tốt nên cho cá ăn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối là thích hợp nhất.

5. Quản lý môi trường sống

Khi nuôi cá rô phi trong bể xi măng, bạn không nên chủ quan và lơ là đến môi trường sống của chúng mà phải bằng thay ước đều đặn, để chúng có đủ oxy cũng như môi trường sạch sẽ. Nếu gia đình có nhiều bể nuôi, bạn cần tiền hành phân loại cá theo từng giai đoạn tăng trưởng khác nhau, để dễ phân loại và tránh trường hợp chúng cạnh tranh gây tổn thương lẫn nhau.

Hình thức nuôi cá rô phi trong hồ xi măng ngày nay không còn lạ lẫm đối với bà con nông dân mà lại còn được áp dụng rất rộng rãi. Bởi để nuôi cá kinh tế cao nó giúp bà con chủ động, linh hoạt hơn trong việc nuôi và chăm sóc cá, lại vừa đem lại năng suất cũng như chất lượng cao. Trên đây là quy trình đầy đủ để nuôi cá rô trong bể xi măng, hi vọng sẽ giúp ích được cho bà con.
Tham khảo: Phòng bệnh cho cá tra