Phòng bệnh dịch tả cho heo con
10-11-2016
Bài viết dưới đây BioSpring chia sẻ một số cách phòng bệnh dịch tả cho heo con hay điều trị bệnh tiêu chảy cho heo đã được áp dụng thành công ở nhiều nơi.
Bệnh dịch tả heo là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở heo, do virus gây nên, bệnh có khả năng lây lan nhanh diện rộng, tỷ lệ tử vong cao 85-100% gây thiệt hại nặng về kinh tế.. Nguy hiểm hơn là bệnh này thường đi kèm với bệnh tai xanh, tụ huyết trùng và phó thương hàn… khiến cho bệnh tình càng nặng hơn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo, thường phát bệnh quanh năm nhưng mùa xuân bệnh phát nặng nhất. Với bệnh dịch tả heo nếu có biện pháp phòng bệnh tốt & không chế bệnh kịp thời điểm, đúng cách sẽ hạn chế mức độ tối đa thiệt hại do bệnh gây ra. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ và cách thức phòng bệnh của người chăn nuôi.
Nguyên nhân gây bệnh dịch tả heo
Bệnh dịch tả heo phát sinh là loại virus mang tên Pestivirut, họ Flavoviridae. Đây là loại virus có sức đề kháng cao, có thể tồn tại phát triển trong mọi điều kiện môi trường sống khác nhau, như ở trong phân, chất thải, thịt ướp đông, thịt muối ….nhưng lại dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao hoặc hóa chất sát trùng.
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan diện rộng, từ heo bị mắc bệnh sang heo khỏe nhưng virus thâm nhập chủ yếu thông qua đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Bên cạnh đó, bệnh có thể lây từ heo mẹ sang heo con hoặc qua các dụng cụ chăn nuôi, do thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh, qua vết thương ngoài da. Hơn nữa, là quá trình vận chuyển heo nếu không đảm bảo cũng là 1 yếu tố gián tiếp để bệnh lây lan nhanh.
Triệu chứng biểu hiện bệnh dịch tả heo
Virus dịch tả có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi của heo. Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào sự di chuyển của virus trong cơ thể heo & sức đề kháng của heo. Bệnh dịch tả heo xuất hiện ở 3 thể bệnh như sau:
1.Thể quá cấp tính
Biểu hiện heo sốt cao, bỏ ăn, thân nhiệt 41- 43 độ C. Ở vùng da mỏng như vùng bẹn, bụng có dấu hiệu các nốt đỏ lâu dần chuyển sang màu tím. Diễn biến trong thời gian 1-3 ngày rồi chết.
2.Thể cấp tính
- Biểu hiện bệnh: heo ủ rũ, chậm chạp, thường nằm kề gác lên nhau, bỏ ăn, thân nhiệt sốt cao 41-42 độ C. Mắt viêm đỏ, chảy nước mũi, heo gầm gừ khó thở, có biểu hiện nôn mửa nhiều.
- Ban đầu táo bón sau đó tiêu chảy nặng, phân bết vào mông có khi kèm cả máu tươi, có mùi tanh và thối khắm rất đặc trưng. Xuất hiện nốt xuất huyết nhỏ li ti ở vùng bẹn, tai, bụng, ….
- Khi bệnh phát tác nặng, heo có thể bị liệt 2 chân phía sau, bước đi loạng choạng. Với heo nái đang chửa sẽ bị xảy thai hoặc sinh ra heo con sẽ rất yếu, chết yểu.
- Diễn biến bệnh trong vòng 8 – 15 ngày, con bệnh gầy rồi chết.
3. Thẻ mãn tính
Khi heo mắc bệnh cấp tính không chữa trị, để lâu ngày sẽ chuyển sang giai đoạn thể mãn tính có biểu hiện bệnh năng hơn, ở heo tuổi đời 2-3 tháng.
- Biểu hiển bệnh: đi tiêu chảy gầy yếu, ho và khó thở.
- Các điểm xuất huyết ở bẹn, tai, bụng, lưng… từ màu đỏ chuyển dần sang màu tím, sau đó bị tróc da từng mảng.
- Diễn biến bệnh 1-2 tháng, heo yếu hẳn đi rồi chết.
Cách phòng bệnh dịch tả cho heo con như thế nào?
Áp dụng các phương pháp phòng bệnh cho heo con cũng như phòng bệnh cho heo nái, heo thịt không mắc phải bệnh dịch tả, người chăn nuôi cần phải chú ý tới biện pháp an toàn sinh học, quy trình tiêm chủng vaccine để tránh cho dịch bệnh phát sinh gây ảnh hưởng thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Về chuồng trại
- Mô hình thiết kế chuồng trại đảm bảo phải cao ráo, không ẩm ướt, chắc chắn, vị trí có thể tránh gió, tránh nắng luôn đảm bảo mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông là cách phòng bệnh dịch tả heo tốt nhất mà người chăn nuôi cần phải chú ý.
- Phần nền và tưởng luôn phẳng để dễ dàng vệ sinh, quét dọn giúp không bị đọng nước, đặc biệt trước mặt cửa chuồng có hố sát trùng là tốt nhất
- Có khu vực riêng để nuôi và cách ly các vật nuôi mới mua về (mới gây giống) trước khi nhập đàn hoặc cách ly những con vật bị ốm, bị bệnh dễ theo dõi & điều trị.
Về con giống
- Luôn đảm bảo con giống nhập về nuôi khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, nguồn gốc rõ ràng từ những nơi uy tín tin cậy, được nhập về từ vùng an toàn dịch, đem nuôi cách ly với đàn để tiện theo dõi trong thời gian 10- 15 ngày.
- Khai báo tạo nơi có khu vực chăn nuôi giống với các thú y hay trưởng thôn để quản lý và thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng vaccine theo quy định về chăn nuôi.
Về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
- Chuồng trại luôn luôn đảm bảo sạch sẽ, được quét dọn hàng ngày, thu gom phân, rác thải để ủ mục hoặc đem chôn.
- Theo định kỳ cần phải tiêu độc, khử trùng chuồng trại, sử dụng các loại vôi bột hoặc hóa chất sát trùng như Virkon, Benkocid… 1 lần/ tuần khi chưa có dịch bệnh và 2 lần/ tuần khi xuất hiện dịch.
- Sau khi mỗi đợt nuôi kết thúc thì cần phải vệ sinh tổng thể chuồng trại, rửa nền sạch sẽ, để khô thoáng rồi phun thuốc sát trùng lên vùng tường, nền và trần. Có thể dùng nước vôi 10% để quét lên nền và tường. Lưu ý, nên để trống chuồng tại thời gian ít nhất nửa tháng trước khi nhập giống mới về nuôi. Đây là cách tốt nhất đề phòng bệnh cho heo con mới nhập về, đảm bảo môi trường sống và có sức khỏe tốt hơn.
Về chăm sóc, nuôi dưỡng
- Các con vật nuôi luôn đảm bảo được ăn đầy đủ thức ăn về số lượng và chất lượng, đúng khẩu phần theo quy định, đảm bảo cân nặng, vóc dáng theo thời gian.
- Cần phải thường xuyên bổ sung vitamin, men tiêu hóa để giúp các con vật tăng sức đề kháng, có hệ miễn dịch tốt phòng bệnh heo con mới sinh bị tiêu chảy và hạn chế được trường hợp phải điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con.
Tiêm phòng vắc xin
Biện pháp phòng bệnh dịch tả cho heo con thì sử dụng loại vắc xin dịch tả heo nhược độc đông khô chủng C, với các loại heo từ 45 ngày tuổi trở lên. Với trường hợp tiêm sớm hơn (thời gian 21-30 ngày) phải tiêm nhắc lại mũi 2, sau mũi tiêm đầu tiên 1 tháng, và sau đó cứ tiếp diễn 6 tháng tiêm nhắc lại.
Khai báo dịch bệnh
Một điều mà người chăn nuôi cần lưu ý, thường xuyên theo dõi, quan sát kỹ lưỡng đàn vật nuôi, có hiện tượng ốm (bỏ ăn, sốt cao, mắt đỏ lừ đừ, hay trên da có vết đỏ lốm đốm) nhanh chóng cách ly con mắc bệnh ra khu vực riêng, tránh lây lan sang con khỏe. Cần khai báo với thú y để có biện pháp phòng bệnh cho heo và xử lý các con bệnh kịp thời, tránh để dịch lây lan diện rộng. Nếu heo chết không được vứt xác bừa bãi, cần phải rắc vôi hoặc thiêu, chôn sâu.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về các phương pháp phòng bệnh cho heo con, cho cả heo nái, heo thịt mà các bà con nên áp dụng để chăm sóc đàn heo của nhà mình giúp chúng luôn khỏe mạnh, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế.