Điều trị bệnh tiêu chảy cho heo nhiễm khuẩn (E.coli)
29-11-2016
Khuẩn E.coli là một trong những loại khuẩn gây bệnh thường gặp(tiêu chảy) ở heo. Điều trị bệnh tiêu chảy cho heo nhiễm khuẩn E.coli nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng hơn và không thể cứu chữa. Để điều trị hiệu quả cần có phác đồ khoa học và cần tuân thủ chặt chẽ theo quy trình.
Điều trị bệnh tiêu chảy cho heo nhiễm khuẩn E.coli theo phác đồ hiệu quả nhất, ngăn chặn tình trạng bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Đặc biệt, heo con rất dễ nhiễm phải khuẩn E.coli, vì vậy để phòng ngừa trường hợp xấu xảy ra, bà con cần tham khảo và đưa ra các cách điều trị bệnh tiêu chảy cho heo con từ trước để không mất quá nhiều thời gian để có thể chữa trị khi vô tình heo con mắc bệnh.
Nguồn gốc khuẩn E.coli và hướng điều trị bệnh tiêu chảy cho heo
E.coli gây bệnh tiêu chảy ở heo:
Vi khuẩn E.coli tồn tại với theo ba dạng kháng nguyên khác nhau. Loại vi khuẩn này có trong thành ruột của heo và chuyển thành bệnh tiêu chảy ở heo bởi kháng nguyên nhóm O.
Nguyên nhân chuyển bệnh:
Vi khuẩn E.coli sẽ chuyển bệnh khi điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột, heo bị stress hay do mới chuyển sữa, sau thời gian cai sữa. Vi khuẩn E.coli gây bệnh cho heo ở độ tuổi sơ sinh đến giai đoạn 30kg.
Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy ở heo dạng phân trắng, viêm ruột sau cai sữa hoặc ở thể phù thũng có dấu hiệu bệnh tiêu chảy. Thông thường sẽ được phân loại thành bệnh tiêu chảy phân trắng và bệnh phù thũng.
Tác hại E.coli:
Khuẩn E.coli luôn tồn tại ở thành ruột heo con, là mầm mống bệnh có thể phát bệnh bất cứ lúc nào nếu điều kiện chăm sóc không tốt. Heo con nhiễm bệnh nhanh, chuyển biến bệnh nặng nhanh, nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách rất dễ lây lan và heo bị chết.
Phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cho heo thể phân trắng
Dấu hiệu nhận biết:
Phân lỏng màu trắng, lúc mới có màu sữa, sau đó phân sẽ chuyển dần sang màu đục, trắng gạo. Phân bị dính bết vào hậu môn, kèm theo các biểu hiện chán ăn, bỏ ăn.
Phác đồ điều trị:
- Liệu trình: 3 đến 4 ngày
- Cách tiêm bắp: Điều trị bệnh tiêu chảy cho heo bằng cách tiêm kháng sinh trị bệnh tiêu chảy trong các loại Enroseptyl-L.A, Bexin-pharm, Pharcolapi liều lượng 1ml/10kg trọng lượng. Lincoseptin 1ml/5kg trọng lượng heo, tiêm 1 lần/ngày với mục đích diệt khuẩn. Dùng song song với thuốc trợ lực bằng cách tiêm thêm Calci-Mg-B6 liều lượng 5ml/con/ngày. Bù điện giải, tăng cường vitamin cho heo bằng thuốc Dizavit-plus liều lượng 1g/10kg trọng lượng/lần, ngày cho uống từ 2 – 3 lần.
- Cách cho heo uống kháng sinh: Oracin-500 liều 1ml/2kg trọng lượng, ngày uống 1 lần. Hoặc bạn cho uống Phardiasol đối với heo con, lượng 1ml/6 – 8 kg 1 lần, ngày cho uống 2 lần. Cho uống thuốc bổ 1 lần 1 ngày loại thuốc bổ Talu-pharm để tăng cường quá trình tiêu hóa
Trong 2 phác đồ điều trị này, bạn hãy chọn 1 phác đồ phù hợp nhất và tiện nhất để điều trị bệnh tiêu chảy cho heo. Thông thường, cách tiêm đơn giản hơn và mang lại hiệu quả nhanh hơn.
Phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cho heo thể phù thũng
Dấu hiệu nhận biết:
Heo bị bệnh tiêu chảy nặng màu vàng, phân bết vào hậu môn. Thời gian ủ bệnh ngắn, bệnh tiến triển nhanh và nghiêm trọng với biểu hiện đầu sưng to, mặt phù nề, mí mắt mọng. Triệu chứng nặng hơn ảnh hưởng tới hệ thần kinh như đi loạng choạng, liệt chân, chạy vòng quanh, co giật, mất kiểm soát.
Phác đồ điều trị:
- Lưu ý chung: Để điều trị bệnh tiêu chảy cho heo trong và sau quá trình điều trị cho ăn thức ăn ít dinh dưỡng càng tốt, nên cho ăn thức ăn nhuận tràng như khoai lang, ăn rau nhiều chất xơ. Tuyệt đối không cho ăn no. Cho heo nhịn 24 giờ khi tiêm thuốc. Cho ăn ít nhưng đảm bảo uống đủ nước. Tránh ánh sáng, ồn ào, loại bỏ muối trong thức ăn, không cho cám công nghiệp. Điều trị khỏi hoàn toàn mới bắt đầu thêm cám công nghiệp dần vào khẩu phần ăn.
- Phác đồ điều trị 1: Nếu heo mắc bệnh tiêu chảy nên sử dụng kháng sinh Pharmequin liều10g/200kg trọng lượng 1 lần cho cả đàn, cho uống 2lần/ngày hoặc hoà 1g/1lít nước cho uống để diệt vi khuẩn. Lưu ý là cho cả đàn uống. Đối với con ốm, sau khi cho uống toàn đàn sẽ tiêm riêng kháng sinh Enro-S.P.D liều 1ml/5kg trọng lượng, 1lần/ngày vào bắp. Có thể thay bằng Phar-S.P.D liều 1ml/10kg trọng lượng/lần, tiêm 2lần/ngày. Tiêm giảm đau, hạ sốt bằng Calci-Mg-B6 và Phar-nalgin C với tỷ lệ 1/1, 10ml/con ốm, 1 ngày tiêm 1 lần.
- Phác đồ điều trị 2: Điều trị bệnh tiêu chảy cho heo có thể cho toàn đàn uống theo cách 1 phía trên. Sau đó với các con ốm, tiêm kháng sinh Enroseptyl-L.A 1ml với 1ml Pharseptyl-L.A với mỗi 10kg trọng lượng, ngày chỉ tiêm 1 lần. Đối với cách hạ sốt và giảm đau sử dụng như phác đồ 1.
- Lưu ý dùng thuốc: Loại kháng sinh được chỉ định cho uống chỉ có thể dùng cho uống, kháng sinh chỉ định tiêm bắp chỉ sử dụng tiêm bắp, tránh dùng thuốc uống để tiêm hoặc thuốc tiêm để uống sẽ làm giảm hiệu quả thuốc. Sau điều trị cần sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa, tiêm thuốc lợi tiểu.
- Liệu trình điều trị: Sử dụng cho tới khi heo khỏi bệnh. Tham khảo ý kiến thú y để xác định chính xác tình trạng và các giai đoạn bệnh, giai đoạn phục hồi của heo.
Khuẩn E.coli thường xuyên gây bệnh cho heo, có một giải pháp khá nhiều hộ chăn nuôi sử dụng là sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi phòng ngừa cho từng loại bệnh. Khuẩn E.coli đặc biệt là với điều kiện môi trường, khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, việc thời tiết thay đổi thất thường, điều kiện chuồng trại chưa đảm bảo là cơ hội để khuẩn E.coli biến đổi và gây bệnh. Nếu nắm được rõ các nguyên nhân và các giai đoạn phát triển mà BioSpring đã điểm phía trên sẽ giúp bạn điều trị bệnh tiêu chảy cho heo nhanh và có hiệu quả hơn, cơ hội sống của đàn heo cũng tăng lên rất nhiều.
Tham khảo: Phòng bệnh dịch tả cho heo con