BioSpring
cach-dieu-tri-benh-tieu-chay-o-heo-con

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con

29-11-2016

Ở bài viết này, BioSpring sẽ hướng dẫn bà con xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy để có cách điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con hiệu quả và nhanh chóng nhất

Bệnh tiêu chảy trên heo con xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định nguyên nhân chính xác dẫn tới tình trạng này sẽ giúp bạn tìm cách điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con nhanh chóng nhất, tránh tối đa rủi ro trong quá trình sinh trưởng của heo sau này.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con thiết hụt dinh dưỡng

Tiêu chảy do thiếu hụt sữa đầu:

  • Trong khoảng thời gian 24 tiếng sau khi sinh là thời gian heo con bú sữa đầu. Lượng sữa trong giai đoạn này không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt sữa đầu. Trong sữa đầu chứa lượng dinh dưỡng quan trọng với cơ thể heo con, vừa cung cấp dinh dưỡng vừa bổ sung hàm lượng kháng thể từ heo mẹ cho heo con. Vì vậy, khi mới sinh ra, heo con càng sớm được bú sữa đầu càng tốt, khoảng thời gian tốt nhất là trước 6 tiếng sau khi sinh.
  • Tác hại thiếu hụt sữa đầu: Không chỉ dẫn tới tình trạng tiêu chảy, heo con thiếu hụt sữa đầu còn dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là trong khoảng từ 3 đến 4 tuần sau khi sinh. Lượng men tiêu hóa chưa được hình thành trong cơ thể heo con và chưa được bổ sung bằng lượng sữa đầu còn dẫn đến tình trạng bệnh tiêu hóa ở heo trong các giai đoạn sinh trưởng.
  • Cách trị tiêu chảy cho heo con: Nếu heo con đã ở trong tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng từ nguồn sữa đầu, bạn cần áp dụng phương pháp ngăn tình trạng tiêu chảy bằng thuốc và kết hợp song song với bổ sung dưỡng chất cần thiết cũng như chất nâng cao sức đề kháng cho heo con.

Thiếu hụt sắt:

  • Sắt giúp cho cơ thể heo con chuyển hóa vitamin tốt hơn, là chất không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Heo con có yêu cầu rất cao về sắt đặc biệt là ở 20 ngày đầu tiên sau sinh. Sữa mẹ luôn luôn không cung cấp đủ nguồn sắt mà cơ thể heo con yêu cầu, vì vậy, tình trạng thiếu sắt thường xuyên diễn ra.
  • Tác hại của thiếu sắt: Cơ thể heo con thiếu máu, giảm hoạt động của nhiều enzyme tham gia trong quá trình tổng hợp protein, dẫn tới nhiều bệnh nghiêm trọng như tiêu chảy, liệt, yếu chân, xương,…
  • Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con thiếu sắt: Heo con cần 7 đến 12mg sắt mỗi ngày. Trong sữa heo mẹ chỉ chứa 1mg sắt, phần còn thiếu cần được bổ sung bằng cách tiêm vào cơ thể. Thời gian tiêm tốt nhất là từ ngày thứ 3 sau khi sinh. Nếu bạn đã bỏ qua giai đoạn này và dẫn tới tình trạng tiêu chảy, cần tham khảo ý kiến thú y về thuốc ngăn chặn tiêu chảy, đồng thời bổ sung lượng sắt thiếu hụt cho heo.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con do vi khuẩn, vi rút

cach-dieu-tri-benh-tieu-chay-o-heo-con

<Ảnh: Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con>

Tiêu chảy do vi khuẩn E. Coli:

  • Vi khuẩn E. Coli có trong ruột heo con, dễ dàng phát bệnh khi heo con cai sữa, thay đổi thời tiết bất thường. Vi khuẩn E. Coli gây ra hai tình trạng bệnh rất điển hình là tiêu chảy phân trắng và bệnh thủy thũng. Cả hai loại bệnh đều đi kèm triệu chứng tiêu chảy.
  • Heo con bị tiêu chảy phân trắng: Heo con tiêu chảy phân có màu trắng, tanh, ban đầu trắng sữa và dần chuyển sang trắng đục, phân bết vào hậu môn. Cách điều trị tiêu chảy trên heo con là tiêm kháng sinh kết hợp với tiêm Glucose. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như trọng lượng của heo con để tiêm với liều lượng phù hợp nhất.
  • Heo con bị bệnh thủy thũng: Khi thấy heo có phân lỏng màu vàng, hoặc màu ghi nhạt, hậu môn bết phân vàng kèm theo tình trạng da khô, nhợt nhạt và nhăn do mất nước, đầu bị phù thũng và tiếng kêu biến đổi là dấu hiệu bệnh phù thũng. Bệnh nặng hơn khi heo chuyển sang triệu chứng đi loạng choạng, co giật, liệt chân. Cách trị bệnh là ngưng cho ăn 24 giờ, và điều trị bằng kháng sinh.

Tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella gây bệnh phó thương hàn:

Dấu hiệu của bệnh là ban đầu heo bị táo bón, sau bị tiểu chảy phân màu đen và khắm. Cơ thể heo lạnh, nổi da gà nhưng phần tai nóng và dấu hiệu sốt cao từ 40 đến 41 độ. Nguyên nhân gây bệnh là do vệ sinh chuồng trại, do nhốt chung với heo bệnh. Nên dùng kháng sinh đặc trị để kiểm tra và điều trị tình trạng bệnh phó thương hàn.

Vi khuẩn gây bệnh đường ruột:

  • Coronavirus gây viêm dạ dày: Heo bị tiêu chảy phân nhiều nước, màu vàng, sụt cân nhanh, có dấu hiệu nôn mửa. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vắc xin định kỳ là cách phòng bệnh tốt nhất. Nếu heo con bị tiêu chảy do loại vi khuẩn này cần tăng cường bổ sung vitamin, sử dụng Cefquinom 150 và  Para 20%
  • Viêm ruột bội nhiễm do khuẩn Lleobacter intracellularis: Triệu chứng thường thấy là heo bị tiêu chảy theo đợt và xảy ra đột ngột. Phân lỏng ở thời gian mới nhiễm bệnh, sau dần đặc lại và không có dấu hiệu xuất huyết. Cách tốt nhất để trị tiêu chảy cho heo con là cách li heo với những con khác trong đàn để tránh bệnh lây lan, điều trị bằng Tiamulin và Salinomycin đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con do vấn đề tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa:

Hệ tiêu hóa của heo con bị mất cân bằng, rối loạn enzyme hay một số chức năng tiêu hóa khác dẫn tới tiêu chảy. Giai đoạn này cần điều chỉnh loại thức ăn cho heo, chuyển sang loại thức ăn dễ tiêu kết hợp sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao đề kháng.

Heo con ngộ độc Allatoxin:

Cho heo ăn thức ăn đã bị mốc và không đảm bảo như một số loại bột ngô, sắn, cám gạo,… sẽ dẫn đến tiêu chảy do ngộ độc Allatoxin. Ngưng cho heo ăn loại thức ăn không đạt tiêu chuẩn kết hợp với tiêm bổ sung vitamin C, bổ dung Glucoze cho heo con.

Tiêu chảy do các nguyên nhân khác:

Một số tác nhân cơ hóa gây nhuận trường như hạt thầu dầu, bã đậu, thức ăn thừa chất xơ,… dẫn đến heo bị tiêu chảy. Trường hợp này bạn cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho heo hợp lý và khoa học hơn là cách tốt nhất để trị tiêu chảy ở heo con.

Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời sẽ hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng cứu sống heo con. Từ những nguyên nhân này, khi xác định được tình trạng bệnh của heo con qua các dấu hiệu cụ thể bạn sẽ tìm được cách điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con hiệu quả nhất.
Tham khảo: Phòng bệnh dịch tả cho heo con