Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt
06-12-2016
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt quan trọng ở chỗ cần đảm bảo nguồn nước ngọt tốt và ngọt hóa tôm giống bài bản thì mới mang lại năng suất cao. Bài viết trước BioSpring đã đề cập về những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mùa mưa, sau đây BioSpring sẽ giới thiệu đôi nét về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt.
Vài nét về nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt
Tôm thẻ chân trắng vốn sống trong môi trường nước có độ mặn bởi vậy mà mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt nói là nuôi tôm trong môi trường nước ngọt song thực chất người nuôi vẫn phải tạo độ mặn phù hợp cho con tôm. Với đặc tính con tôm sống vùng đáy nên người dân chỉ cần làm mặn vùng nước này là được, vùng nước mặt vẫn ngọt hoàn toàn. Tuy nhiên, vì là môi trường nước ngọt nên để làm mặn vùng đáy người dân thường làm theo 2 cách là thả muối xuống ao hoặc khoan giếng nước ngầm tại vùng đáy ao.
- Việc thả muối, tỷ lệ tuỳ vào từng vùng nuôi song xê dịch trong khoảng 3-4 tạ muối/sào ao nuôi.
- Còn khoan giếng nước ngầm chỉ thực hiện ở các địa hình vùng giáp sông, có nguồn gốc quá khứ là bãi triều ven biển, nơi có nguồn nước ngầm lợ hoặc mặn.
- Và như vậy cả hai hoạt động này chắc chắn sẽ làm mặn hoá vùng nuôi và làm sụt lún đất trong khu vực, cũng như xảy ra tình trạng ô nhiễm chất thải ngược xuống hệ thống nước ngầm, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Ngoài ra, việc nâng độ mặn bằng cách thả muối xuống ao nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt sẽ không đảm bảo các khoáng chất, chất vi lượng như trong nước biển nên môi trường nước này không bền vững.
Điều đáng nói là hiện tất cả các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt trên toàn tỉnh đều đang nằm trong diện tích quy hoạch để nuôi trồng các loại cá nước ngọt, hoặc là vùng canh tác rau màu.
- Bên cạnh đó, diện tích này cũng hoàn toàn không có cơ sở hạ tầng, cả hạ tầng dùng chung lẫn hạ tầng trong từng ao nuôi.
- Đặc biệt, không có ao chứa và ao xử lý nước thải; nguồn nước cung cấp cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt được lấy trực tiếp từ bên ngoài và nguồn nước thải sau khi nuôi tôm lại xả trực tiếp ra môi trường xung quanh.
- Điều này đương nhiên gây ô nhiễm nền đáy, chất đất của cả vùng nuôi và khu vực lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, làm thiệt hại các vùng canh tác lân cận.
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt không chỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn khiến người nuôi thiệt hại. Bởi chỉ sau thời gian nuôi từ 3-5 năm, môi trường nước sẽ bị mặn hoá trở lại và dịch bệnh trên con tôm lại phát triển như thường, thậm chí phát sinh thêm nhiều bệnh mới không kiểm soát được, trong đó phổ biến nhất là bệnh mềm vỏ.
- Bệnh này xuất phát từ môi trường mặn nhân tạo thiếu các vi chất cần thiết, trong đó có chất canxi nên con tôm cũng thiếu chất này, dẫn đến ốm yếu, hình dáng xấu, khi luộc lên vỏ tôm ít đỏ và chất lượng thịt thì nhạt, mềm hơn nhiều so với tôm nuôi trong môi trường nước lợ và nước mặn.
- Nói tóm lại là con tôm không đảm bảo chất lượng, giảm giá trị, thậm chí không được thị trường chấp nhận.
Do việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt trên địa bàn mới mang tính thử nghiệm với một số ít mô hình và trong thời gian chưa dài nên hiện chưa thể hiện rõ nét các hậu quả của nó. Tuy nhiên đến thời điểm này, bằng kết quả thực tế tại các tỉnh ở miền Nam, nơi từng diễn ra các hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt từ nhiều năm trước và kết quả nghiên cứu cấp Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẳng định việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt sẽ làm ô nhiễm toàn vùng và biến khu vực này trở thành “vùng đất chết”, không thể phát triển được bất cứ loại thuỷ hải sản nào. Còn nếu có nuôi được loại hải sản nào đó hoặc chuyển sang loại hình canh tác khác thì cũng phải mất chi phí rất lớn để xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường nuôi và việc này không hẳn đã hiệu quả.
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt là “lợi bất cập hại”, mang lại những hậu quả rất nghiêm trọng cho cả người nuôi lẫn môi trường xung quanh, bởi vậy cần thiết phải nghiêm cấm, xoá sổ mô hình sản xuất này.
- Trong trường hợp bắt buộc phải phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt thì nhất thiết phải quy hoạch ngay vùng này thành vùng nuôi tập trung.
- Trong đó 100% diện tích trong khu vực nếu chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng dùng chung cũng như hạ tầng từng ô nuôi; giải quyết thật tốt vấn đề xả thải, chống ô nhiễm môi trường từ nguồn thải của con tôm.
- Đặc biệt những vùng xem xét, nghiên cứu kỹ để điều chỉnh quy hoạch sang nuôi tôm như thế phải có lịch sử là vùng mặn lợ, hiện nay vẫn bị nước mặn xâm thực. Và đây cũng chỉ là giải pháp vạn bất đắc dĩ, không thể đừng được thì phải làm.
- Còn đối với gần 46ha diện tích đang nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt vụ này tại các địa phương Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Sở cũng tham mưu với tỉnh đồng ý cho bà con duy trì đến cuối vụ. Sau khi thu hoạch thì không thả nuôi trở lại và chuyển sang đối tượng nuôi khác phù hợp hơn. Và việc này cần phải làm một cách quyết liệt, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc trong tương lai.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt
Dưới đây là kỹ thuật và các kết quả nghiên cứu nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt thử nghiệm chúng tôi giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Ðiều kiện ao và nguồn nước
- Chọn 6 ao, bờ gạch nền, đáy bùn cát, giữa ao có chỗ đáy trũng thoát gọi là hõm thoát bẩn, dùng ống ngầm dẫn tới mương thoát nước bên ngoài ao, bốn xung quanh ao nghiêng về phía hõm thoát bẩn để tiện thoát bẩn,
- Mỗi ao nuôi diện tích là 0,05 hm2ưư, ao sâu 1,4m, ở cửa cấp nước bố trí lưới lọc 80 mắt, phòng địch hại tôm vào ao. Mỗi ao phải chuẩn bị hai máy sục khí 0,75kw.
- Làm sạch ao bằng cách dùng vôi sống 3.000kg/hm2(hm = 100m) hoà với nước rải khắp ao để tiêu độc, giết chết các loài cá tạp dữ và những sinh vật địch hại khác, sau đó phơi nắng nửa tháng rồi cho nước vào ao ở mức 60 cm, giữ độ mặn nước khoảng 10/00 .
Ðiều tiết chất nước, tạo thức ăn cơ sở
Bón phân toàn ao với nitơrat amônium (NH4NO3 19,5 kg/hm2, supephốtphát 9 kg/hm2, hai ngày làm một lần, sau đó bón đuổi phân. Sau 10 ngày, màu nước trở thành màu vàng chanh, độ chiếu sáng 25 35 cm.
Chuẩn bị giống
Trước 20 ngày thả giống, đặt tôm giống vào nuớc ao của trại nuôi vỗ giống có độ mặn khoảng 10/00, yêu cầu trước khi đưa giống vào khoảng 10 ngày từng bước làm ngọt hoá, giữ độ mặn không thay đổi. Thời gian ngọt hoá, thân tôm khoẻ, nhanh nhẹn, không bệnh, không bị tổn thương bên ngoài.
Thả giống
Giống tôm được ngọt hoá bước đầu chứa trong túi nilông bơm oxy và để ở trong thùng xốp hình chữ nhật, sau khi chở đến trại, trước khi thả nhẹ cả túi vào trong ao nửa giờ đồng hồ, để thích ứng với nhiệt độ nước rồi mới mở túi. Trước khi thả tôm vào ao, cho tôm tắm 10 phút trong dung dịch iốt 20 mg/l, để riêng 200 con cho vào túi lưới sợi nilông 80 mắt để tiện theo dõi tình hình sinh trưởng của tôm.
Hiện nay, nhiều hộ dân đã ngưng nuôi tôm vì thiếu nước mặn, tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại, một số hộ dân áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đồng thời mày mò thí điểm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt và đã đạt năng suất rất cao.
Tham khảo: Nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm