Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính
29-11-2016
Việc ứng dụng công nghệ mới – nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm của Việt Nam. Đã qua 6 vụ thử nghiệm thành công, đang thực hiện nuôi tôm vụ thứ 7, 8 và kết quả cho thu hoạch bội thu. Để áp dụng được mô hình này mà không gặp phải trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng chậm lớn, BioSpring sẽ cùng các độc giả đi vào chi tiết những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính dưới đây.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính
Kỹ thuật nuôi tôm tôm thẻ chân trắng trong nhà kính chi phí ban đầu khá cao. Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha khoảng 10 tỉ đồng, gồm xây nhà bao phủ các vuông tôm, xây tường xung quanh ao nuôi, lót bạt dưới đáy ao, lắp đặt hệ thống quạt, ô xy đáy, hệ thống dây chuyền cho tôm ăn… Nhờ mô hình đầu tư khá hiện đại và khép kín nên có thể thả nuôi thâm canh với mật độ khá cao. Trung bình mật độ thả nuôi từ 200 – 290 con/m2, tôm sau 100 – 105 ngày thả nuôi là có thể thu hoạch, tôm đạt kích cỡ từ 30 – 33 con/kg, năng suất đạt khoảng 60 tấn/ha, giá bán ra thị trường bình quân khoảng 170.000 đồng/kg. Đặc biệt, có nhiều ao sau thu hoạch đạt năng suất từ 87 – 90 tấn/ha. Anh Hải cho biết 5 vụ thả tôm nuôi liên tiếp đều trúng lớn, sản lượng thu hoạch hàng trăm tấn tôm thương phẩm/vụ.
Ưu điểm nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính
Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính có nhiều ưu điểm như dễ kiểm soát, tôm nuôi tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt là tôm thương phẩm sau thu hoạch bóng và đẹp nên được các công ty chế biến tôm xuất khẩu thu mua với giá cao so với thị trường.
Hiệu quả kinh tế lớn
- Nhờ việc đầu tư mô hình khá hiện đại và khép kín nên có thể thả tôm thẻ chân trắng nuôi với mật độ cao từ 200-250 con/m2, sau thời gian nuôi 2,5-3 tháng là có thể thu hoạch với năng suất 60-70 tấn/ha, loại 40-45 con/kg.
- Diện tích 60 ha, mỗi năm thu hoạch từ 900-1.000 tấn tôm, lợi nhuận hơn 100 tỉ đồng.
Đồng thời, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm trong việc áp dụng khoa học công nghệ mới ngày càng mang lại hiệu quả, giúp sản xuất ổn định.
Tại vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh (Công ty Trúc Anh) cũng đang đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính thâm canh theo mô hình của Công ty Hải Nguyên. Kỹ sư Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty Trúc Anh, cho biết nét mới là công ty sử dụng hoàn toàn chế phẩm sinh học. “Công ty chúng tôi đang thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính siêu thâm canh trên diện tích 1 ha với số vốn đầu tư hơn 10 tỉ đồng. Sau đó, công ty sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng diện tích thả nuôi tôm theo mô hình mới này” – ông Xuân nói.
Kiểm soát tốt nhiệt độ
Theo TS Lê Công Nhất Phương, Phó Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ngành nuôi trồng thủy sản theo phương thức truyền thống thời gian qua đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Việc ô nhiễm ở các vùng ven biển do nuôi trồng thủy sản là mối quan tâm của các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học.
- Môi trường ven biển đã bị phá hủy trầm trọng và kết quả là sự bùng nổ dịch bệnh. Các vi sinh vật gây bệnh ở đây thường là virus, vi khuẩn, nấm, tảo…
- Để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, người nuôi trồng thường sử dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật và các chất hóa học không an toàn, dẫn đến hiện tượng kháng thuốc ở các vi sinh vật gây bệnh và ở loài nuôi, đồng thời tồn dư thuốc trong các sản phẩm thủy sản.
- Hơn nữa, các chất kháng sinh và hóa chất tồn dư còn gây ảnh hưởng môi trường nước, sức khỏe con người và các hoạt động thương mại sản phẩm thủy hải sản.
Theo kỹ sư Đinh Vũ Hải, nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính chi phí đầu tư khá cao nhưng đổi lại giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do hạn chế được các loại thuốc kháng sinh, thuốc hóa học.
Ông Tony Đặng Quốc Tuấn cho rằng nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính giúp giảm thiểu được rủi ro và cho nguồn nguyên liệu sạch, truy xuất được nguồn gốc từ tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn…
- Bên cạnh đó, nhờ áp dụng công nghệ vi sinh và không sử dụng chất kháng sinh nên tôm nguyên liệu sau thu hoạch sẽ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không ngại bị “vướng” rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu đến các thị trường khó tính.
- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính bảo đảm việc nuôi tôm ổn định, bền vững, thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu cũng như các tác động bất ổn từ dịch bệnh.
- Ngoài việc bảo đảm yêu cầu kết cấu bền vững, cơ giới hóa ở mức cao nhất trong các công đoạn sản xuất, nhà kính còn cho phép đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kiểm soát về “tiểu khí hậu nhà kính”, “sinh học nhà kính”, “dịch hại nhà kính”…
- Nên mạnh dạn đầu tư hệ thống xử lý nước tuần hoàn để bảo đảm mô hình nuôi có chất lượng nước ổn định, không gây ô nhiễm môi trường.
Ông Trần Ngọc Hải, Phó trưởng Khoa Thủy sản Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng điểm nổi bật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính là kiểm soát được nhiệt độ một cách tốt nhất – khâu rất quan trọng trong nuôi tôm. Bởi thông thường, khi lượng mưa lớn hoặc nắng nóng gay gắt thì nhiệt độ trong ao sẽ thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Mô hình này cũng hạn chế được các mầm bệnh lây lan từ bên ngoài và tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh mà mô hình ao nuôi tôm thẻ chân trắng thông thường hay vấp phải. Biospring hy vọng bà con sẽ tìm ra hướng đi mới với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính này.
Tham khảo: Tiêu chuẩn ngành thức ăn tôm thẻ chân trắng