Một vài lưu ý về ao nuôi tôm thẻ chân trắng
23-11-2016
Ao nuôi tôm thẻ chân trắng quyết định rất nhiều đến năng suất khi nuôi tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh vì vậy nên chọn vùng nuôi là vùng trung và cao triều, nếu nuôi quy mô công nghiệp bắt buộc phải có ao lắng.
Một số đặc điểm tôm chân trắng
Tôm thẻ chân trắng chịu được độ mặn trong khoảng rộng từ 0,5-45%o, đặc biệt thích nghi với độ mặn 7-34%o nhưng tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn thấp từ 10-15%o. Nhiệt độ thích hợp là 23-30oC, tăng trưởng tốt nhất cho giai đoạn tôm nhỏ (1g) là 30oC, giai đoạn tôm lớn (12-18g) là 27oC và khoảng chịu đựng chấp nhận được là 15-33oC. So với các loài tôm khác, tôm thẻ chân trắng có nhu cầu đạm thấp hơn nhiều (chỉ 20-35%) và có khả năng sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, đó là những lý do đặc điểm tôm thẻ chân trắng được ưa chuộng.
Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng
Thứ nhất về diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng được thiết kế từ 0,2 – 0,5 ha. Độ sâu mực nước ao 1,5 – 1,8 m, bờ cao hơn mức nước cao nhất 0,5 m. Hình dạng ao thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, mục đích để máy quạt nước dễ thu gom chất thải vào giữa ao. Đáy ao bằng phẳng, có độ dốc khoảng 150C nghiêng về phía cống thoát nước.
Môi trường thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng: Nhiệt độ nước 20 – 30oC; độ mặn 5 – 30%o, tốt nhất là 10 – 25%o; pH từ 7,5 – 8; ôxy hoà tan 4 mg/l, không dưới 2 mg/l; độ trong 30 – 50cm; màu nước xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc mận chín.
Việc theo dõi nhiệt độ, pH, độ kiềm, độc tố…cũng được người nuôi chú trọng.
Nhắm đến kết quả là tỉ lệ sống cao, kích cỡ tôm đồng đều, ít bệnh, thời gian thu hoạch ngắn, năng suất cao khi nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao từ 150-200 con/m2, chúng tôi khuyến nghị một số vấn đề kỹ thuật như sau:
- Ao nuôi tôm thẻ chân trắng nên trải bạt toàn bộ hoặc phủ bạt bờ ao.
- Bảo đảm mực nước ao nuôi từ 1,5-2m.
- Khu vực nuôi có nguồn nước dồi dào
- Có ao trữ, ao lắng và hệ thống cấp thoát nước đáp ứng yêu cầu xả mùn bã đáy ao (xi phông đáy) mỗi ngày.
- Có hệ thống oxy đáy; hệ thống quạt nước tạo được các khu vực gom mùn bã đáy ao. Bảo đảm từ tháng thứ 2, thời gian quạt nước 24g/24g.
- Nếu không thỏa mãn các yêu cầu trên, nên nuôi dạng bán công nghiệp <100 con/m2 sẽ hiệu quả hơn.
- Về con giống: Chỉ nuôi mật độ cao khi chọn được con giống sạch bệnh.
- Trong quá trình nuôi, các biểu hiện của ao nuôi tôm thẻ chân trắng không dễ nhận biết nên đòi hỏi người nuôi phải bám sát để phát hiện và xử lý kịp thời.
Thứ 2, Xử lý ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Đối với ao mới: Công việc chuẩn bị thực hiện dễ dàng hơn: phơi ao nuôi tôm thẻ chân trắng cho khô, Đối với ao mới: công việc chuẩn bị thực hiện dễ dàng hơn: phơi ao cho khô, làm vệ sinh, xử lý các loại thực vật xung quanh. Cố gắng không để hoá chất xử lý còn lại dư lượng trong ao sẽ gây hại cho tôm giống. Sau đó đo pH đất, pH phù hợp sẽ ở trong khoảng 7,5 – 8. Nếu pH của đất thấp hơn 6 nên dùng vôi bột (Canxi hydroxyt) rắc khắp hồ với tỷ lệ 100 kg/hecta. Nếu pH của đất lớn hơn 6 nhỏ hơn 7.5, lấy MARINE ZEOLITE tỷ lệ 30-50 kg/hecta.
Đối với ao cũ: Việc dọn tẩy lớp bùn đáy trong ao được thực hiện bằng một trong hai cách là dọn tẩy khô và dọn tẩy ướt. Trong phương pháp dọn tẩy khô, lớp bùn đáy sau khi được phơi khô sẽ được dọn bỏ bằng cơ giới hay bằng tay. Phương pháp dọn tẩy ướt được thực hiện bằng cách dùng máy bơm nước áp lực mạnh để rửa trôi lớp bùn đáy còn ướt. Một phương pháp tối ưu công đoạn xử lý về ao nuôi hơn chính là phương pháp nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng.
- Xử lý nước của ao nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Tại vùng chưa từng phát sinh bệnh nguy hiểm như đầu vàng, thân đỏ, đốm trắng. Nước đưa vào nuôi tôm phải tiến hành lắng, lọc qua túi lọc nhằm loại bỏ trứng côn trùng và côn trùng trưởng thành theo nước vào ao nuôi. Túi lọc có thể gồm 4 lớp lưới và lưới có thể dày 150 max nhằm lọc bỏ địch hại của tôm.
- Đối với những vùng vụ trước có dịch bệnh xảy ra trong quá trình xử lý nước nên sử dụng thuốc diệt khuẩn như Pro Chlor 30 kg/1 hecta Pro Chlor có tác dụng diệt tảo độc, tảo sợi, cả vi sinh vật có lợi và vi sinh vật không có lợi làm nước trong. Tuy nhiên, Pro Chlor thường để lại dư lượng trong nước. Do vậy, trước khi thả tôm nên kiểm tra dư lượng Pro Chlor.
- Cách kiểm tra dư lượng Pro Chlor : lấy 1 ml nước ao, nhỏ 1-2 giọt Potasium iodine . Nếu nước trong nghĩa là nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng không còn dư lượng chlorine, nếu đổi sang màu nâu vàng tức là trong nước còn dư lượng Pro Chlor.
- Đối với trường hợp nuôi tôm thẻ có thể sử dụng OBAMA để diệt khuẩn trong nước với tỷ lệ 1-2 lít/1 hecta. Sau đó để thuốc diệt khuẩn bay hơi hết rồi tiến hành gây màu nước cho ao nuôi tôm.
Hệ thống ao nuôi tôm thẻ chân trắng là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại của người nuôi tôm, bên cạnh đó bà con có thể tham khảo về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đầm. Nhiều người nuôi đã đầu tư những hệ thống ao hồ thực sự bài bản và đã đạt được năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. BioSpring húc bà con sẽ có được năng suất nuôi tôm cao nhất nhờ việc xử lý tốt ao nuôi tôm thẻ chân trắng!