Nuôi heo nái bằng đệm lót sinh học
14-12-2016
Nuôi heo nái bằng đệm lót sinh học có ưu điểm cả trong việc chăm sóc heo lẫn việc phòng bệnh cho heo nái. Sử dụng đệm lót sinh học giúp bà con cắt giảm được nhiều chi phí chăn nuôi, heo nái nuôi con trên đệm lót sinh học khỏe mạnh, tăng trọng tốt. Môi trường nuôi heo sạch sẽ, an toàn, giảm bệnh tật hiệu quả.
Vai trò của nuôi heo nái trên đệm lót sinh học
Đệm lót sinh học là một phương án khá hiệu quả trong việc nuôi heo nái mang thai bởi đặc tính phương pháp này hợp vệ sinh và chất thải được giải quyết và không để lại ảnh hưởng gì.
- Đệm lót sinh học thể hiện được rất nhiều ưu điểm khi ứng dụng vào chăn nuôi heo nái. Chất thải do heo nái thải ra được phân hủy ngay trên nền đệm lót hợp vệ sinh, không để lại mùi.
- Nền chuồng có đệm lót êm, tránh trường hợp heo nái trơn, trượt ngã. Không cần tắm cho heo, tiết kiệm đáng kể công chăm sóc, vệ sinh, rửa chuồng trại chăn nuôi. Nuôi heo nái trên đệm lót sinh học giúp bà con xóa đi nỗi lo thiết kế, bố trí hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi.
- Heo nái nuôi con trên đệm lót sinh học khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, giảm bệnh tật, tăng trọng tốt hơn. Đệm lót sinh học giảm tác động của thời tiết thay đổi lên heo heo nái rất tốt. Lớp đệm lót sinh học cân bằng hệ vi sinh tự nhiên, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cho heo.
- Việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo nái giúp bà con tiết kiệm được nhiều chi phí chăn nuôi như chi phí quạt hút, thông gió, chi phí vệ sinh, tiêu độc khử trùng, chi phí xây dựng hệ thống thoát nước thải, bể lắng phân, chi phí điện, nước,…
Tiêu chuẩn chuồng trại nuôi heo nái bằng đệm lót sinh học
Khác với chuồng trại nuôi heo nái thông thường, nuôi heo nái bằng đệm lót sinh học cần có cách thiết kế và xây dựng chuồng khác một chút, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn để lớp đệm lót phát huy tác dụng tốt nhất. Gần đây rất nhiều hộ chăn nuôi đã và đang sử dụng cách này trong kỹ thuật nuôi heo nái và heo con và đem lại hiệu quả ổn định.
- Diện tích và kích thước trung bình chuồng nuôi heo nái trên đệm lót sinh học vẫn giống như chuồng nái thông thường. Tuy nhiên, nền chuồng nên là nền đất được đầm chặt thay vì láng xi măng hay đổ bê tông. Nếu gia đình đã láng xi măng, cần cải tạo lại nền chuồng bằng cách đục lỗ đường kính 4cm, khoảng cách giữa các lỗ là 30cm.
- Chuồng nuôi thiết kế dạng mái kép, chuồng hở. Ngăn cách giữa các gian chuồng giữ nguyên thiết kế thông thoáng. Xung quan tường có thiết kế hệ thống phun sương làm mát và đảm bảo độ ẩm cho lớp đệm lót. Nuôi heo nái bằng đệm lót sinh học giúp heo thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết thay đổi.
- Thiết kế máng ăn cần cao hơn lớp đệm lót sinh học 20cm. Lớp đệm lót sinh học thông thường có độ dày 60cm, như vậy, máng cho ăn phải cao ít nhất 80cm. Máng ăn và núm uống nước tự động nên đặt ở 2 phía đối nhau, xây máng hứng nước phía dưới núm uống nước để nước không bị rơi xuống lớp đệm lót sinh học. Heo nái nuôi con trên đệm lót sinh học cần đảm bảo độ ẩm cho lớp đệm lót.
Tiêu chuẩn lớp đệm lót sinh học nuôi heo nái
Độ dày đệm lót sinh học
- Độ dày đệm lót mùa hè: Từ 40 đến 60cm. Khi lót nền chuồng cần tính thêm 20% nguyên liệu do heo nằm xẹp dần. Nuôi heo nái trên đệm lót sinh học trong thời gian lâu dài, lớp đệm lót cần được cải tạo định kỳ.
- Độ dày đệm lót mùa đông: Từ 60 đến 90cm. Heo nái nuôi con trên đệm lót sinh học không sợ lạnh vào mùa đông, lớp đệm lót có khả năng giữ ấm tốt.
Chiều cao nền chuồng
- Đối với đệm lót sinh học dưới mặt đất: Đào nền chuồng với độ sâu bằng độ dày cần thiết của lớp đệm lót. Kiểu nền này thích hợp với những khu chuồng tại vùng đất cao ráo, không có nước chảy vào khu chuồng.
- Lớp đệm nổi: Nếu dự định tạo lớp đệm nổi, bà con cần xây thành chuồng cao hơn so với mức thông thường một khoảng bằng với lớp đệm lót. Tùy thuộc vào đặc điểm nguồn nước chảy ở từng địa phương để bà con chọn loại nền chuồng áp dụng nuôi heo nái trên đệm lót sinh học cho phù hợp.
- Đệm nửa dưới mặt đất: Bà con cần đào xuống mặt đất chiều sâu bằng 1 nửa lớp đệm, đồng thời xây thành chuồng cao hơn thành chuồng thông thường 1 nửa lớp đệm lót. Nuôi heo nái bằng đệm lót sinh học sẽ đơn giản hơn trong khâu đổ nền chuồng trại.
Nguyên liệu sử dụng làm đệm lót
- Tiêu chuẩn chọn nguyên liệu làm đệm lót: Độ xơ cao, có độ trơ cứng, nguyên liệu không dễ bị mềm, nhũn, không độc hại, không gây dị ứng, nguyên liệu có độ dinh dưỡng nhất định. Nuôi heo nái trên nền đệm lót sinh học bằng những nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe, hệ miễn dịch của heo.
- Nguyên liệu nên sử dụng: Mùn cưa, trấu, vỏ bào của gỗ không gây độc hại, lõi ngô, vỏ lạc, xác cây ngô, xơ dừa, bã mía ép,… chất liệu nên được nghiền nhỏ, bông, hoặc cắt khúc kích thước 3 đến 5cm.
Đối với mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản, đây là một phương án mà BioSpring khuyên dùng. Đặc biệt khả năng phòng bệnh cho heo mà lớp đệm lót sinh học mang lại giảm thiểu đáng kể tỉ lệ heo mắc bệnh, hỗ trợ rất tốt cho bà con trong các khâu chăn nuôi heo nái khác. Heo nái và heo con mới sinh khỏe mạnh, có sức đề kháng tự nhiên trở nên dễ nuôi hơn, tăng trọng tốt và dễ thích nghi với những biến đổi trong môi trường sống. Hiện nay, mô hình nuôi heo nái bằng đệm lót sinh học chưa được áp dụng nhiều. Tuy nhiên, khi bà con thấy được rõ nhất lợi ích từ mô hình chăn nuôi này mang lại, chắc chắn nuôi heo nái bằng đệm lót sinh học sẽ là phương pháp chăn nuôi heo nái trong tương lai.