Năng suất tôm thẻ chân trắng
28-11-2016
Tôm thẻ chân trắng là loài có giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, năng suất lớn, rất phù hợp với các loại hình nuôi thâm canh và bán thâm canh tại Việt Nam. Tuy vậy muốn có được năng suất tôm thẻ chân trắng cao, người nuôi cần phải áp dụng đúng đắn các kỹ thuật để tránh trường hợp tôm thẻ chân trắng chậm lớn.
Năng suất tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Năng suất tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tôm trên 2 tỉ USD, trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm 26%.
- Đặc biệt, năm 2011, khi hàng chục ngàn hecta nuôi tôm sú bị dịch bệnh ở vùng ĐBSCL, tôm thẻ chân trắng trở thành loài nuôi chủ lực vì hạn chế được dịch bệnh, năng suất cao gần gấp 10 lần so với tôm sú. Đến hết tháng 7-2011, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thu hoạch là 10.990 ha, sản lượng đạt 62.308 tấn, trong khi diện tích nuôi tôm sú là 208.247 ha, sản lượng chỉ 120.522 tấn.
- Mô hình nuôi tôm theo qui trình semi-biofloc của Trang trại Nuôi trồng Thủy sản Chính Mỹ ở Khánh Hòa sử dụng ao 1.200 – 1.500 m2, đầu tư hiện đại chỉ có chi phí sản xuất ở mức 60.000 đồng/kg với năng suất ổn định từ 4 – 5 tấn/ao/vụ (Hình 1).
Với năng suất tôm thẻ chân trắng và chi phí sản xuất này, một khu nuôi chuẩn gồm 3 ao nuôi, 1 ao ương và 1 ao chứa nước cấp bù trên diện tích 1 ha, mỗi vụ nuôi có thể đem lại lợi nhuận từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng. Cùng đầu tư theo hướng sử dụng ao nhỏ lót bạt, có hệ thống siphone và hệ thống quạt nước đủ mạnh, ông Nguyễn Hữu Khoa chủ đại lý Anh Khoa ở Bình Thuận cho biết “lúc trước một ao nuôi hình chữ nhật diện tích 3.000 m2 nếu nuôi tốt tôi thu 7 – 8 tấn tôm mỗi vụ. Từ khi chia nhỏ thành 2 ao thì quản lý dễ hơn, tổng sản lượng lên đến 10 – 12 tấn/vụ. Quan trọng hơn, khi muốn nâng kiềm hay xử lý nước thì có thể thấy hiệu quả gần như tức thời nhờ ao nhỏ, mức độ khuấy đảo tốt”. Tỉ lệ thành công lên đến hơn 70% tổng số hơn 80 ao nuôi. Cỡ tôm thu hoạch từ 25 – 70 con/kg, phổ biến nhất là 35 – 45 con/m2.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất
- Áp dụng đúng kỹ thuật năng suất tôm thẻ chân trắng sẽ cao, ít tốn công chăm sóc, tiết kiệm chi phí đầu tư.
- Tôm thẻ chân trắng có ưu thế là thời gian nuôi ngắn hơn, tôm phát triển đồng đều, sử dụng nguồn thức ăn cho tôm ít hơn và giá cao hơn tôm sú khoảng 5%.
Tuy nhiên, qui trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng được thực hiện nghiêm ngặt hơn so với nuôi tôm sú, nhất là khâu xử lý ao nuôi, môi trường nước và nhiều yếu tố khác có liên quan quá trình phát triển của con tôm. Một khó khăn nữa là tôm giống phải nhập về từ các tỉnh miền Trung với giá thành cao tù 50-55 đồng/con. Còn muốn sản xuất tôm giống thì các doanh nghiệp lớn, có công nghệ cao mới có thể sản xuất được và phải nhập giống bố mẹ từ nước ngoài về. Có rất nhiều cách được áp dụng phổ biến mang lại năng suất cao như những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở mật độ cao và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ
Là một trong những nhóm đối tượng chủ lực đã được xác định của Ngành thủy sản Việt Nam. Xu hướng phát triển của ngành tôm thế giới cũng đi theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm đạt hiệu quả về năng suất và đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, kỹ thuật nuôi tôm siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng đã và đang được chú trọng nghiên cứu và phát triển ở một số quốc gia như Mỹ, Đài Loan, Indonesia, …
Vì đây là loài tôm có khả năng chịu đựng và lớn nhanh ở mật độ cao, ít phân đàn, ít ăn nhau và thời gian nuôi ngắn và năng suất tôm thẻ chân trắng cũng cao hơn.
Việc nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà bạt có nhiều ưu điểm là:
- ít bị tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, các chỉ số được duy trì ổn định.
- Áp dụng hệ thống tuần hoàn nên môi trường nước nuôi ổn định, hạn chế sử dụng nước, hạn chế tối thiểu việc thải nước thải ra ngoài gây ô nhiễm, đảm bảo an toàn sinh học và vì thế được xem là mô hình thân thiện môi trường.
- Năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi cao nhưng giảm thiểu diện tích nuôi, có thể áp dụng ở nhiều nơi khác nhau, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
Vấn đề năng suất tôm thẻ chân trắng được quan tâm hiện nay vì có thể áp dụng gia tăng diện tích nuôi tôm mang lại giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng, vật nuôi khác.
- Tuy nhiên việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt thường thành công trong 2-3 vụ đầu tiên, các vụ tiếp theo thường thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do lượng khoáng chất trong ao ngày càng ít dẫn đến xuất hiện bệnh mềm vỏ, vỏ xanh, tôm không đồng đều kích cở hay tình trạng tôm chết kéo dài trong suốt quá trình nuôi.
- Khoáng chất rất cần thiết đối với tôm nuôi, chúng hấp thụ khoáng chất từ môi trường và thức ăn để có thể sinh trường và phát triển tốt, từ đó năng suất tôm thẻ chân trắng sẽ cao.
Tuy nhiên lượng khoáng chất trong ao nước ngọt lại rất thấp chỉ đủ trong các vụ nuôi đầu (do khoáng chất từ trong đất ao mới đào hòa vào nước nên các vụ đầu sẽ đáp ứng được lượng khoáng cho tôm).
Nuôi tôm thẻ chân trắng là sự lựa chọn của nông dân hiện nay vì thời gian nuôi ngắn và cho năng suất cao. Xong muốn để năng suất tôm thẻ chân trắng cao BioSpring khuyên bà con nên áp dụng công nghệ mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao.