Kỹ thuật nuôi gà nòi thịt sao cho hiệu quả
06-01-2017
Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá. Cũng như nuôi các loại gà khác bà con cần nắm bắt được kỹ thuật nuôi gà nòi thịt để chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Đây là giống gà ít lông, chân cao, cổ cao mà kép, mỏ và chân màu chì, mắt đen và có vòng đỏ, da và thịt màu đỏ, thịt chắc, thơm và dai ngon. Hiện nay gà nòi ngoài nuôi làm cảnh thì còn được nuôi để lấy thịt và sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài kỹ thuật nuôi gà lấy thịt.
1. Mô hình nuôi gà nòi lai
Tương tự với kỹ thuật nuôi gà ác thịt, trước khi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi gà nòi thịt thì đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu qua một số chú ý khi tiến hành nuôi loại gà này.
Chọn giống:
- Đầu tiên trong kỹ thuật nuôi gà nòi thịt thì bà con cần chú ý đến khâu chọn giống. Chọn gà nòi nuôi lấy thịt không nên nuôi loại gà thuần chủng vì gà nòi thuần chủng có đặc tính rất hung hăng, gà chủ yếu nặng xương vì vậy rất ít thịt Để gà nòi lấy thịt có chất lượng ngon mà nhiều thịt lại dễ nuôi thì bà con nên chọn giống gà nòi lai gà ta. giống gà nòi lai này có sức đề kháng tốt, nhanh lớn, trọng lượng lúc xuất chuồng khoảng 1,5 – 1,8 kg. Để tạo được giống gà lai tốt thì phải chọn gà bố mẹ tốt, khỏe mạnh, đẹp mã. Đây là một trong những bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi gà nòi thịt.
Kỹ thuật nuôi gà nòi thịt bằng phương pháp chuồng trại
- Cũng giống nuôi gà thả vườn, thì kỹ thuật nuôi gà nòi thịt thì bà con phải nhớ là bà con không thả ngay ra vườn mà hãy nuôi gà trong lồng ú với nhiệt độ phù họp, bật bóng điện 24/24. Lưu ý mặc dù đã lai gà ta nhưng gà nòi vẫn rất thích đá, cắn nhau vì vậy mật độ nuôi cũng nên ít. Cho gà uống nước pha vitmin c cho gà có sức đề kháng trong những ngày đầu con non nớt. Một điều lưu ý tròn kỹ thuật nuôi gà nòi thịt đó là bà con không nên bỏ qua việc phòng bệnh cho gà bằng những loại vắc xin. Vắc xin nên tiêm, cho uống hay nhỏ định kỳ theo lịch. Thời gian úm gà khoảng 3 tuần. Sau đó bà con thả dần ra môi trường nhưng thả từ từ tăng thời gian lên theo tùng ngày để gà thích nghi với môi trường.
- Gà thịt: Khi gà đã cúng cáp thì bà con nên thả ra ngoài vườn. Loại gà nòi lai vốn không thích nuôi nhốt nên để gà nhanh lớn bà con nên có không gian rộng cho gà hoạt động. Gà nòi thịt chủ yếu ăn ngô (bắp) và các loại ngũ cốc khác. Ăn ngô thịt gà sẽ đỏ trông rất đẹp và ngon thịt.
Một vài lưu ý cho bà con
- Hiện nay khi tiến hành kỹ thuật nuôi gà nòi thịt trong mô hình nuôi gà nòi lai bán chăn thả là thu được hiểu quả nhất vì nếu nuôi nhốt hoàn toàn thì không phù họp với đặc điểm gà nòi. Giống gà này ưa tự do vận động mặt khác là loại gà hung hăng nên nếu nuôi nhót hoàn toàn gà sẽ đá , mổ nhau và ảnh hưởng đến chất lượng nuôi. Nếu nuôi thả thoàn toàn thì bà con sẽ không kiểm soát được dịch bệnh, không kiểm soát được số lượng đàn. Vì vậy mà mô hình bán chăn thả vẫn có nhiều ưu điểm nhật
- Khi áp dụng kỹ thuật nuôi gà nòi thịt cho mô hình nuôi bán chăn thả bà con cũng phải chú ý chuồng nuôi. Chuồng nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột để khử trùng phòng dịch bệnh phát sinh.
- Máng ăn và uống cũng phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Bà con nhớ không cho gà uống nước bị ô nhiễm mà luôn phải đảm bảo cung cấp nước sạch cho gà.
- Trong mô hình nuôi bán chăn thả nếu không chăm sóc kỹ gà dễ mắc một số bệnh như dịch tả, cầu trùng, hô hấp… Cách phòng bệnh tốt nhất là phòng ngừa bằng vắc xin ngay từ những ngày tuổi đầu.
2. Kỹ thuật nuôi gà nòi thịt bằng phương pháp thả vườn.
Trong kỹ thuật nuôi gà nòi thịt thì bà con đặc biệt chú ý là đặc tính loài gà ưa vận động nên chất lượng thịt gà tương đối ngon. Gà lúc trưởng thành có trọng lượng lên đến 3 -4 kg/ con với gà trống và gà mái là 2,0 – 2,5 kg.
Cách chọn giống
- Chọn gà có nguồn gốc rõ ràng, đàn gà bố mẹ phải sạch bệnh. Gà chọi con lông có màu vàng bông đặc trưng, nhanh nhẹn, mỏ khép kín, chân bóng và đứng vũng, bọng thon. Lưu ý từ khi 5 tuần tuổi trở đi mật độ nuôi gà không quá 10 con/ m2. Đảm bảo chuồng nuôi gà con phải thông thoáng không khí. Chất độn chuồng được phun sát trùng khử khuẩn.
Chuồng nuôi:
- Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát, xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Sàn chuồng làm bằng vật liệu tre nứa hoặc lưới thép nhưng phải cao hơn mặt đất khoảng 0,5 m. Khu vườn để thả gà phải đảm bảo 1m/ 1 con.
Phòng bệnh:
- Để kỹ thuật nuôi gà nòi thịt cho hiệu quả thì bà con cũng cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh cho gà
Đó là sau 24 giờ kể từ khi nở cho gà ăn và bắt đầu cho uống vắc xin: sáng bổ sung Becomlex, men vi sinh; chiều cho uống kháng sinh thành phần Amoxilin hoặc ampicillin. Phòng bệnh Newcaste, gumboro, đậu gà theo lịch tiêm phòng vắc xin. Phòng hen vào ngày thú 2, thứ 4 , thứ 24 và ngày thứ 28 cho gà nòi.
Một số bệnh thường gặp:
- Bệnh Newcatstle: gà bỏ ăn, diều phình tỏ, đi ỉa có máu, đầu gà nghẻo sang một bên, liệt chân, đầu mỏ gục xuống, gà mất thăng bàng, Bệnh gumboro lông xù, mát mờ, dáng đi run rẩy, phân tiêu chảy màu trắng loãng. Bệnh đậu gà: Gà tự nhiên khó thở, mỏ há, thở khò khè từng cơn, mào tím ngắt, niêm mạc có nhiều chấm đỏ. Bệnh này gà chết sau vài giờ. Cúm gia cầm: biểu hiện gà sốt cao, chảy nước mắt, lông xù, phù đầu và mắt, da tím tái, chân xuất huyết, chảy nước dãi, mào và yếm tím tái…
Ngoài những kiến thức chuyên ngành trên bà con có thể tìm hiểu thêm và nhờ trung tâm khuyến nông tư vấn kỹ thuật nuôi gà nòi thịt để chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao.
Tham khảo: Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt