BioSpring
ky-thuat-nuoi-lon-nai-sieu-nac

Kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc từ A đến Z

22-12-2016

Áp dụng kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc tiêu chuẩn vào mô hình chăn nuôi lợn nái vừa giúp bà con theo kịp thị trường, vừa giúp đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Khi thị trường chuyển hướng nhu cầu sang loại thực phẩm siêu nạc từ ngành chăn nuôi, đồng nghĩa với việc mô hình chăn nuôi cũng cần có bước chuyển và thay đổi.

 

Tiêu chuẩn nuôi lợn nái siêu nạc

 

Kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc cần có cách tối ưu trong mọi khâu chăn nuôi tốt, nhằm đảm bảo lợn con đẻ ra mang phẩm chất của giống lợn cho tỷ lệ nạc cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Đồng thời các khâu chăn nuôi vẫn giữ vững được những yếu tố như nái siêu nạc đẻ nhiều con, nhiều lứa, khỏe mạnh và hình thức đẹp, cho hiệu quả và giá trị kinh tế cao.

 

  1. Chọn giống lợn nái siêu nạc là bước đầu tiên thuộc tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc. Giống lợn yêu cầu đạt chuẩn, thuộc giống lợn có đặc trưng nhiều nạc để khi cho phối giống, lai tạo, tỷ lệ lợn con giữ gốc gen di truyền tốt, lợn con sau khi đẻ ra dễ bán hơn.
  2. Kỹ thuật cho ăn, khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng cần tuân thủ theo kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc. Thức ăn quyết định rất nhiều tới khả năng hình thành nạc và mỡ ở lợn, vì vậy, chế độ ăn cần được theo dõi và kiểm soát, điều chỉnh cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của lợn nái, đặc biệt là kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc giai đoạn hậu bị và mang thai, giai đoạn này quyết định tới chất lượng lợn con sau khi đẻ ra rất lớn.
  3. Kỹ thuật chăm sóc lợn nái siêu nạc là bước để lợn nái tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình cho ăn và hấp thu dinh dưỡng. Khâu chăm sóc nhằm đảm bảo các tiêu chí cơ bản trong chăn nuôi lợn nái đó là tỷ lệ thụ thai cao, lợn nái đẻ nhiều lứa, đẻ con đẹp và khỏe mạnh. Nuôi lợn nái siêu nạc khâu chăm sóc cơ bản không có nhiều khác biệt so với nuôi lợn nái thông thường. Đối với những giống lợn nái siêu nạc ngoại nhập, cần chăm sóc và quan sát kỹ hơn về khả năng thích nghi với môi trường và khí hậu của lợn.
  4. Phòng bệnh trong nuôi lợn nái siêu nạc nhằm đảm bảo yếu tố hiệu quả kinh tế, phòng bệnh cho lợn con sau khi sinh ra, giúp lợn con sau khi sinh có sức đề kháng tốt, khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt để tiếp tục chăn nuôi theo định hướng siêu nạc khi chuyển chuồng tách sữa và nuôi thành lợn thịt.
  5. Cách chăm sóc lợn con sơ sinh theo chế độ cho bú, tập ăn cám công nghiệp hay thức ăn ngoài cũng quyết định tới hướng chăn nuôi lợn siêu nạc về sau. Kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc sẽ chịu trách nhiệm về con giống siêu nạc từ khi sinh ra tới khi lợn con tách sữa.

 

Một số bí quyết nuôi lợn nái siêu nạc

ky-thuat-nuoi-lon-nai-sieu-nac

<Ảnh: Kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc>

Đa phần các khâu cho ăn, chăm sóc, phòng bệnh trong kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc đều giống với các cách làm thông thường được chia sẻ về kỹ thuật nuôi nái. Những bí quyết nuôi lợn nái siêu nạc chỉ đi sâu và khai thác cách cho ăn, cách chăm sóc, phòng bệnh sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý và tập quán thích nghi của các giống lợn siêu nạc. Heo nái có nhiều mục đích nuôi khác nhau, ví dụ như có những kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị hoặc là nuôi lợn nái sinh sản và còn nhiều mục đích riêng của người chăn nuôi.

 

Về dinh dưỡng, thức ăn và cách cho ăn:

  • Khẩu phần ăn, chế độ ăn, giá trị dinh dưỡng, lượng thức ăn dành cho nái siêu nạc cần được kiểm soát tốt trong mọi giai đoạn tăng trưởng.
  • Khoảng thời gian nuôi lợn nái siêu nạc cho ăn tự do ít hơn so với các giống lợn nái thông thường. Đặc biệt, tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn của các giống nái siêu nạc nhập ngoại yêu cầu cao hơn so với các giống trong nước hoặc đã cho lai tạo.

 

Về kỹ thuật chăm sóc:

Trong kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc, khâu chăm sóc đa phần giống với cách chăm sóc lợn nái thông thường. Chỉ riêng với lợn nái siêu nạc nhập ngoại, bà con cần chú ý tạo môi trường, không gian và điều kiện sống phù hợp cho lợn. Tránh cho lợn nái gặp phải những stress do khí hậu thay đổi, do môi trường không phù hợp.

 

Phòng bệnh cho lợn nái siêu nạc:

  • Kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc cũng cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tuân thủ yêu cầu về dịch tễ, phòng bệnh khi nuôi lợn nái siêu nạc giai đoạn hậu bị, nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả lợn nái và lợn con sau khi đẻ ra.
  • Phòng bệnh cho lợn nái siêu nạc rất quan trọng, đặc biệt là với nái siêu nạc nhập ngoại chưa thích nghi được với môi trường và khí hậu, cần có thời gian nuôi cách ly, chăm sóc đặc biệt và theo dõi trước khi đưa về nuôi cùng các đàn lợn nái khác trong trang trại.

Bên cạnh đó, để công tác dọn vệ sinh được dễ dàng bà con có thể thử với các loại chuồng nuôi lợn nái đẻ, siêu nạc để tối ưu hóa được các công đoạn bên ngoài.

Kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc về cơ bản không khác nhiều với các kỹ thuật nuôi đã được chia sẻ, bà con chỉ cần lưu ý đối với các giống lợn nái nhập ngoại bởi cách cho ăn, chăm sóc và phòng bệnh có một số điểm khác biệt. Những kiến thức tổng quan trong kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc này sẽ giúp bà con có cơ sở để nghiên cứu thêm về các kỹ thuật chăn nuôi chuyên sâu.