BioSpring
ky-thuat-nuoi-lon-nai-sinh-san

Tổng hợp các kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản

22-12-2016

Các tổng hợp về kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản sẽ giúp bà con biết chính xác kỹ thuật nào áp dụng lúc nào cho đúng với quy trình nuôi nái. Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, cần áp dụng những kỹ thuật nào để lợn nái sinh sản nhiều con, nhiều lứa, khỏe mạnh, lợn con sinh ra đẹp và đạt tiêu chuẩn con giống tốt trong nuôi lợn thịt. Sau đây BioSpring sẽ điểm qua những kỹ thuật, quy trình nuôi lợn nái sinh sản để bà con có một cái nhìn tổng quan về chăn nuôi lợn nái.

 

Các kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản

 

Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi lợn nái sinh sản

  • Hạ tầng chuồng trại chăn nuôi lợn nái sinh sản đạt tiêu chuẩn sẽ là môi trường sống lý tưởng cho lợn nái. Tuân thủ kỹ thuật xây dựng chuồng chăn nuôi, bà con sẽ dễ dàng trong các khâu cho ăn, chăm sóc, vệ sinh chuồng, xử lý chất thải, phòng và chữa bệnh cho lợn.
  • Kỹ thuật xây chuồng giúp bà con tiết kiệm được nhiều chi phí xây sửa trong tương lai. Xây chuồng là kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản đóng vai trò nền móng trong chăn nuôi.

 

Kỹ thuật chọn con giống

Chọn con giống là khâu quan trọng đầu tiên trong bất cứ công việc chăn nuôi nào, nó ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới những kỹ thuật nuôi sau này như kỹ thuật nuôi lợn nái ngoại, lợn nái sinh sản hay kỹ thuật nuôi lợn nái siêu nạc.

  • Chọn con giống tốt, ngoại hình đẹp, giống chất lượng và phù hợp với nhu cầu của thị trường là những điểm quan trọng nhất trong kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản khâu chọn giống.
  • Chọn con giống cần khỏe mạnh, đáp ứng được các tiêu chuẩn nuôi làm nái, đồng thời phải chọn những con có khả năng thích nghi tốt với điều kiện chăm sóc tại chuồng trại đã xây dựng.

 

Kỹ thuật cách ly con giống mới nhập trại

Bất cứ con giống nào mới được nhập cũng cần trải qua giai đoạn cách ly. Nuôi lợn nái sinh sản cần hết sức quan tâm bước chăn nuôi này. Khi cách ly đàn mới nhập về đồng nghĩa với việc bà con phòng bệnh cho các đàn lợn nái đang nuôi khỏe mạnh trong trại. Sau thời gian cách ly và theo dõi, nếu thấy đàn nái mới nhập khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, bà con mới đưa về gian chuồng chính để nuôi hậu bị.

ky-thuat-nuoi-lon-nai-sinh-san

<Ảnh: Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản>

Chăn nuôi lợn nái sinh sản giai đoạn hậu bị

Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản hậu bị cần đảm bảo yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh. Bà con cần áp dụng kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị mau lớn, kỹ thuật phòng bệnh cho lợn nái và kỹ thuật chọn lọc lợn nái hậu bị. Đây là 3 kỹ thuật quan trọng nhất thuộc giai đoạn chăn nuôi lợn nái hậu bị.

 

Kỹ thuật phối giống cho lợn nái

Phối giống là một kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản quan trọng. Quá trình phối giống thuận lợi ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của lợn nái. Phối giống cần có độ chính xác và hiệu quả cao, đảm bảo theo kỹ thuật phối giống cho lợn nái.

 

Nuôi lợn nái sinh sản giai đoạn chửa

Dinh dưỡng và cách chăm sóc là kỹ thuật quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thời kỳ mang thai. Chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật cho ăn, kỹ thuật chăm sóc sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai, sự phát triển khỏe mạnh của thai. Do đó, khâu chăm sóc lợn nái mang thai là rất quan trọng.

 

Kỹ thuật hộ lý đỡ đẻ cho lợn nái sinh sản

Kỹ thuật đỡ đẻ lợn sinh sản bao gồm hỗ trợ lợn nái đẻ, đảm bảo yếu tố vệ sinh cho nái và cho lợn con, cắt rốn, bấm nanh, cắt đuôi,… Tất cả các khâu này cần được thực hiện theo tiêu chuẩn bởi nó sẽ quyết định trực tiếp tới sức khỏe của lợn nái và lợn con, ảnh hưởng tới khả năng phát triển của lợn con sơ sinh.

 

Nuôi lợn nái sinh sản thời kỳ nuôi con

Chăm sóc lợn nái sinh sản đang nuôi và nuôi lợn con sơ sinh cần áp dụng kỹ thuật cho ăn và kỹ thuật phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, với heo nái, bà con cần tiến hành các kỹ thuật vệ sinh và phòng chống bệnh cho nái. Đối với lợn con áp dụng kỹ thuật tập ăn, phòng bệnh.

 

Những lưu ý trong kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản

  1. Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản cần được nghiên cứu và áp dụng chính xác, tuy nhiên lại cần linh hoạt theo từng giống lợn. Cần căn cứ và đặc điểm sinh sản, tập quán sinh trưởng của lợn nái để có thể áp dụng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
  2. Chăn nuôi lợn nái sinh sản yêu cầu tâm huyết và sự tỉ mỉ, cẩn thận cao. Mỗi bước trong nuôi lợn nái sinh sản cần được tiến hành đúng và đạt tiêu chuẩn. Tối ưu các khâu chăm sóc càng tốt thì hiệu quả chăn nuôi sẽ càng cao. Khác với chăn nuôi lợn thịt, kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản là kế hoạch dài hơi hơn, vì vậy cần đầu tư nhiều thời gian và tâm sức nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi hơn.
  3. Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản cần được cập nhật theo xu thế chăn nuôi, theo mức độ phát triển của khoa học nông nghiệp, cần được thử nghiệm theo các phương pháp mới và mang hiệu quả cao. Và hơn hết, cần tuân thủ theo kỹ thuật chăn nuôi lợn khoa học, thông minh.

 

Từ những kiến thức chuyên ngành, ứng dụng vào trong công việc chăn nuôi tại trang trại sẽ cho hiệu quả cao khi biết cách vận dụng đúng, tối ưu tốt từng khâu của quy trình chăn nuôi lợn nái. Với các kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản được tổng hợp trên đây, bà con đã có cơ sở để nghiên cứu mọi yếu tố trong ngành chăn nuôi lợn nái.