Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất đơn giản mà hiệu quả
29-12-2016
Sau những bài viết về chủ đề vệ sinh ao nuôi, BioSpring gửi tới bạn đọc những kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất là vấn đề luôn khiến chúng ta quan tâm đó chính là làm thế nào để cá nhanh lớn, khỏe mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những bài viết trước chúng ta đã bàn luận về câu hỏi nuôi cá gì trong bể xi măng nên trong bài viết dưới đây BioSpring sẽ cùng các bạn đi qua một vài những đặc tính và những chú ý không thể thiếu khi nuôi cá diêu hồng.
1. Đặc tính cá diêu hồng
- Cá diêu hồng là loại cá ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là có nguồn gốc từ thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống và các loại côn trùng…Ngoài ra cá điêu hồng cũng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, vì vậy rất thích hợp cho việc nuôi thâm canh
- Điều kiện môi trường thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của loài cá này là: nhiệt độ từ 22-30 độ C, độ pH 6-8, ôxy hòa tan > 1,5 mg/l. Cá diêu hồng ở thế hệ sau có sức sống kém hơn bố mẹ chúng, nhưng tốc độ tăng trưởng lại nhanh hơn rất nhiều lần.
- Loài cá này được nuôi nhiều ở vùng Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long do có nhiều ao hồ kênh rạch phù hợp với các đặc điểm của cá. Hơn nữa đây là vùng có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất nên hiệu quả kinh tế mà loài cá này mang lại rất cao.
2. Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất
- Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất rất đơn giản và dễ làm nếu các hộ chăn nuôi nắm vững được những yếu tố sau:
- Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất đòi hỏi yếu tố đầu tiên mà bạn cần phải biết là điều kiện ao nuôi.
- Với kỹ thuật nuôi cá diêu hồng này, bà con không cần quan tâm nhiều đến vấn đề diện tích ao nuôi. Ao nuôi có thể từ 300m2 trở lên hoặc to nhỏ tùy theo diện tích ao nhà mình.
- Độ sâu từ 1-1,5m và gần nguồn nước có thể cấp tháo nước linh hoạt.
- Xung quanh bờ ao phải phát quang bụi rậm, lấp hết hang hốc. Đảm bảo ao thông thoáng để tăng cường oxy hòa tan từ không khí vào nước.
- Thường xuyên khử trùng ao nuôi để tránh những dịch bệnh có thể xảy đến với cá. Để khử trùng ao nuôi, bà con đều cần tiến hành xả hết nước trong ao, vét bùn rồi bón vôi với liều lượng thích hợp. Sau khi khử trùng, bà con nên phơi ao từ 5 – 7 ngày để đảm bảo ao được sạch sẽ nhất.
Trong kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất này bà con cần chú ý là trước khi cấp nước vào ao thì bà con cần tiến hành lọc qua lưới để loại bỏ cá tạp và động vật gây hại.
Về mật độ thả nuôi:
Tuỳ vào chất lượng ao nuôi và nguồn nước cung cấp cũng như khả năng cung cấp thức ăn mà bà con quyết định mật độ thả nuôi như thế nào có thể từ 3 – 5 con/m2, cỡ cá giống từ 3 – 7cm.
Việc chọn cá giống cũng rất quan trọng:
Cần chọn những con cá ăn mạnh, bơi khỏe, màu sắc tươi, kích cỡ đều nhau. Không nên lấy những con cá dị dạng, gầy bé… Để đảm bảo giống nuôi bạn nên tìm mua cá giống ở các cơ sở có uy tín, chất lượng.
– Về thời gian thả cá giống ra ao: các bà con nên thả giống vào lúc trời mát. Trước khi thả cá vào ao bạn nên cho các quen dần với môi trường trong ao bằng cách cho cá vào túi chứa cá thả xuống ao để khoảng 20-30 phút, đồng thời bạn phải kết hợp sát trùng cá bằng loại kháng sinh chuyên dụng để tăng sức đề kháng cho cá.
Vấn đề thức ăn cho cá cũng rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất. Do cá diêu hồng là loài cá ăn tạp, ăn các thức ăn có nguồn gốc thực vật nên bà con nên chú ý về thức ăn dành cho cá diêu hồng chứa các loại hỗn tạp có trong ao. Không nên vứt những thứ rác rưởi xuống ao tránh trường hợp cá ăn phải sẽ mắc bệnh và chết. Nên cho cá ăn các loại thức ăn chế biến gồm các nguyên liệu như: Cám, tấm , Rau xanh (nghiền nhỏ), bột cá (bột ruốc), bột đậu nành, Premix khoáng/ vitamin. Bên cạnh đó, nếu hộ chăn nuôi có điều kiện có thể xem xét về việc sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá.
3. Kỹ thuật chăm sóc cá
Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất đưa ra những phương pháp chăm sóc cá đơn giản mà đem lại hiệu quả cao. Một số phương pháp chăm sóc cá phổ biến như:
- Thường xuyên kiểm tra nước ao: phải luôn đảm bảo độ sâu của ao thấp nhất là 1m, quan sát màu nước, nếu nước đục, xám xịt chứng tỏ là nước có chứa nhiều chất độc và bẩn, lúc này bà con phải có biện pháp để vệ sinh nước ngay. Nếu nước có màu xanh nõn chuối hoặc vàng nhẹ thì đây chính là điều kiện lý tưởng cho cá phát triển.
- Trong quá trình nuôi cá, nếu thấy bờ ao có hiện tượng nhiều phèn, phải tiến hành các biện pháp rửa phèn, chặn phèn, nên chặn phèn sớm trước những cơn mưa đầu mùa
- Chú ý kiểm tra tu bổ cống bọng, bề mặt ao lấp kín các lỗ hổng nơi rò rỉ, hang hốc.
- Theo dõi khả năng ăn mồi, bơi lội (xem cá có bơi cùng đàn hay không), màu sắc cá. Nếu có những dấu hiệu bất thường về khả năng bắt mồi hoặc thấy cá chết vài con trong ngày thì cần phải có biện pháp điều trị ngay.
Đó là những kiến thức chuyên ngành mà bà con có thể tham khảo và áp dụng để cho ra được những sản phẩm cá tươi ngon và năng suất với kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao đất.
Tham khảo: Kĩ thuật ương nuôi cá tra giống