Sản lượng tôm thẻ chân trắng và tiềm năng kinh tế
25-12-2016
Tôm thẻ chân trắng là giống tôm đã được nuôi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới luôn ở mức cao, ổn định trong rất nhiều năm. Tôm thẻ được ưa chuộng trên thị trường quốc tế vì vậy, việc nuôi tôm thẻ chân trắng mang đến triển vọng về xuất khẩu cao, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tôm thẻ trên thực tế là giống tôm tới từ vùng biển phía Tây Mỹ La Tinh nhưng hiện nay đã có mặt trên nhiều nước khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam. Với những kiến thức chuyên ngành BioSpring chia sẻ sau đây, bà con sẽ có thêm được một góc nhìn toàn diện về ngành tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam.
-
Sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam và trên thế giới
- Từ những năm 1991 đến năm 1998, riêng quốc gia đứng đầu về nuôi tôm thẻ chân trắng Equado đã có sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng từ 103 nghìn tấn lên 120 nghìn tấn. Equado chiếm tới 70% sản lượng nuôi tôm thẻ ở Mỹ. Năm 1999 nước này đạt sản lượng nuôi tôm thẻ lên tới 130 nghìn tấn. Trong thời kỳ này, sản lượng nuôi tôm thẻ ở các quốc gia phía Tây bán cầu chiếm tới hơn 70% sản lượng của toàn thế giới. Giai đoạn này tôm thẻ vẫn chủ yếu được nuôi tại vùng nước sinh sống ban đầu của tôm, về sau giống tôm mới được đưa về các quốc gia khác trên thế giới để nuôi, điều này là minh chứng tôm thẻ được ưa chuộng bởi thị trường.
- Sản lượng tôm thẻ chân trắng hàng năm khá cao và được xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường tương đối khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu. Sau các chương trình nghiên cứu và tìm ra kỹ thuật nuôi tôm thẻ sạch bệnh, chất lượng con giống ngày càng cao, nghề nuôi tôm thẻ đã được mở rộng vùng nuôi ra các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đồng thời, sản lượng tôm thẻ chân trắng cũng tăng lên đáng kể, khắc phục được hậu quả tổn thất trong đợt dịch bệnh trên tôm thẻ vào những năm 2000.
- Ở Đông Á, các quốc gia nuôi tôm thẻ phổ biến nhất như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam,… và có sản lượng tôm thẻ chân trắng cao, hiệu quả kinh tế và năng suất nuôi tôm đạt những con số đáng kỳ vọng.
- Tôm thẻ chân trắng bắt đầu được nuôi tại Việt Nam vào năm 2001, và đã vào Việt Nam từ năm 2000. Tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm thẻ chân trắng chưa mấy phổ biến cũng như chưa thực sự có dấu ấn bởi tính mới mẻ của mô hình nuôi tôm, cũng như chưa có các kỹ thuật nuôi tiên tiến như hiện nay. Sản lượng nuôi còn thấp, manh mún, lại chịu ảnh hưởng khá lớn từ bệnh dịch chung trên thế giới.
- Bắt đầu từ năm 2008, tình hình nuôi tôm thẻ mới có chiều hướng tốt lên, sản lượng tôm thẻ chân trắng bắt đầu tăng khi mô hình nuôi tôm thẻ được nhân rộng, đồng thời tôm thẻ mớ ra hướng xuất khẩu bù đắp cho những thiệt hại từ ngành xuất khẩu tôm sú đang gặp nhiều khó khăn. Sản lượng tôm thẻ chân trắng thấy rõ sự tăng trưởng từ 10000 tấn năm 2002 lên 30000 tấn năm 20003, 50000 tấn năm 2004 và tính đến năm 2006 đã đạt 12411 tấn một ha, sản lượng trung bình là 10 tấn một ha trong một vụ nuôi.
2. Tình hình nuôi tôm thẻ hiện nay tại Việt Nam
Điểm qua tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại nước ta hiện nay, không thể không nhắc tới tiêu chuẩn ngành thức ăn tôm thẻ chân trắng và cách quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả.
- Sản lượng tôm thẻ chân trắng tính tới thời điểm hiện nay đã tiến được những bước dài. Vùng nuôi tôm thẻ trải dài khắp các vùng biển Việt Nam và các vùng nước lợ miền Trung và miền Nam. Tôm thẻ đã thay đổi kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản nói chung và ngành xuất khẩu tôm nói riêng. Hiệu quả về mặt kinh tế mà tôm thẻ mang đến cho bà con vùng biển là rất lớn.
- Trong những năm gần đây, đặc biệt là thời điểm cuối năm 2015 và trong năm 2016, khi mà tình hình nuôi tôm sú đang gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết và khí hậu khắc nghiệt thì sản lượng tôm thẻ chân trắng vẫn tăng đều đặn, sản lượng xuất khẩu cũng tăng hơn so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Tôm thẻ chân trắng đã bù đắp được thiệt hại cho ngành nuôi tôm sú, nâng tỷ lệ và sản lượng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.
- Nhờ sự đầu tư tâm huyết, công sức và tiền bạc có hiệu quả, mô hình nuôi tôm thẻ ở nước ta đã ngày càng chuyên nghiệp, bài bản hơn. Các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao được ứng dụng vào nghề nuôi tôm, giúp sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng tăng lên, thậm chí có khả năng ứng phó với những thay đổi bất lợi của môi trường nuôi, hay sự khắt khe trong khâu đánh giá sản phẩm xuất khẩu của các thị trường khó tính trên thế giới. Có thể nói, việc nuôi tôm thẻ là một bước đi đúng đắn trong ngành nuôi thủy sản Việt Nam. Tôm thẻ có thể nuôi ở mật độ cao, nuôi dạng thâm canh vì vậy sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng tăng lên với con số rất đáng mong đợi.
Tôm thẻ mang lại giá trị kinh tế cao nhờ áp dụng tốt theo bảng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng khiến sản lượng nuôi cao, chất lượng tôm thẻ tốt, thị trường có nhu cầu nhiều và mức giá thành tương đối ổn định. Mô hình nuôi tôm thẻ vẫn là cơ hội làm giàu cho rất nhiều bà con vùng biển Việt Nam. Sản lượng tôm thẻ chân trắng được đánh giá là sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ quá trình ứng dụng kỹ thuật nuôi có hiệu quả.