Kinh nghiệm chăn nuôi heo nái đẻ và kỹ thuật đỡ đẻ
08-12-2016
Nắm được kinh nghiệm chăn nuôi heo nái đẻ và kỹ thuật đỡ đẻ chính xác, bà con dễ dàng chăm sóc heo giai đoạn mang thai, đồng thời biết cách xử lý trong suốt quá trình heo đẻ. Những kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản này được chia sẻ bởi những chuyên gia ngành chăn nuôi, bà con có thể yên tâm và áp dụng cho đàn heo nái của mình.
Kinh nghiệm chăn nuôi heo nái mang thai sắp đẻ
Kinh nghiệm nuôi heo nái trước khi đẻ
Khâu chuẩn bị trước khi heo nái đẻ hỗ trợ cho quá trình sinh đẻ của heo, heo mẹ khỏe mạnh, sinh heo con khỏe, đẹp phụ thuộc rất nhiều ở khâu chăm sóc trong những ngày này.
- 14 ngày trước khi heo nái đẻ: Theo kinh nghiệm nuôi heo nái từ các chuyên gia chăn nuôi, trước 14 ngày, bà con nên phòng E.coli và tẩy giun sán lần 1 cho heo nái.
- 7 ngày trước khi heo nái đẻ: Bà con cần dọn dẹp sạch sẽ chuồng nái, sát trùng chuồng để heo tránh bị viêm vú. Bà con cần tắm rửa cho heo nái sạch sẽ, chải lông cho heo. Bà con di chuyển nhẹ nhàng heo nái xuống chuồng sinh sản. Kinh nghiệm nuôi heo nái đẻ giai đoạn này cần cho heo uống đủ nước, nhiều nước.
- 3 ngày trước khi heo đẻ: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đỡ đẻ, dụng cụ kỹ thuật, vệ sinh, sát trùng, cắt rốn heo con, thuốc men cần thiết. Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe heo nái trước ngày đẻ.
- 1 đến 2 ngày trước khi heo đẻ: Theo kinh nghiệm chăn nuôi heo nái, bà con giảm lượng thức ăn, hoặc cho heo nhịn. Tránh heo no đè nén thai khó sinh, tránh tình trạng heo viêm vú.
Kinh nghiệm phát hiện heo sắp đẻ
- Thời gian mang thai chính xác của heo là 114 ngày. Bà con cần ghi chú ngày phối giống để xác định ngày đẻ dự kiến. Heo có thể đẻ trước hoặc sau ngày dự tính, vì vậy cần có kinh nghiệm chăn nuôi heo nái đẻ để nhận biết tình trạng heo sắp đẻ.
- Biểu hiện nái sắp đẻ trên cơ thể heo: Bản năng làm ổ trước khi đẻ có thể thấy rất rõ, heo cắn rác, cào nền chuồng, loanh quanh tại một vị trí làm ổ đẻ. Heo có thể bỏ ăn, chăm đi lại quanh chuồng. Cơ quan sinh dục trước khi đẻ phù to, có dấu hiệu xung huyết nhẹ, bầu vú căng và mọng, có thể thấy rõ đường mạch trên vú nổi rõ. Trên đầu vú có thể xuất hiện sữa đầu giọt li ti màu trắng. Khi vú phía sau vắt được vài giọt thì chứng tỏ heo sẽ đẻ chỉ sau vài giờ nữa. Kinh nghiệm chăn nuôi heo nái này rất đúng với thực tế, bà con dễ nhận biết để có sự chuẩn bị phòng bệnh cho heo nái kịp thời.
Kinh nghiệm nuôi heo nái trong khi đẻ
Kỹ thuật đỡ đẻ heo nái
- Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ đỡ đẻ.
- Thiết kế làm chuồng nuôi heo nái sinh sản thoáng mát.
- Heo con đẻ ra, bà con dùng khăn lau sạch vùng miệng, mũi và người heo. Nên lau mũi và miệng trước để tránh heo con bị chất nhầy làm khó thở.
- Dùng loại bột lăn và thả heo con vào, lăn cho sạch, đồng thời giúp giữ ấm cho heo, tránh lại mầm bệnh và vi khuẩn xâm nhập.
- Cắt rốn cho heo con: Buộc nút dây rốn cách rốn 3 đến 5cm, cắt ở vị trí bên ngoài dây buộc khoảng 1cm rồi nhúng phần rốn của heo còn lại vào dung dịch sát trùng.
- Dùng kìm bấm bấm chặt vào đuôi cách hậu môn 3 đến 4cm, giữ nguyên vị trí để máu không lưu thông về phía chót đuôi nữa, sau đó dùng kéo cắt sát phía đuôi không có máu lưu thông, nhúng phần đuôi heo vào nước sát trùng để tránh nhiễm trùng.
- Cho heo con sau khi vệ sinh sạch sẽ, sát trùng đầy đủ vào bú sữa đầu ngay sau đó.
- Kinh nghiệm nuôi heo nái đẻ trong quá trình đẻ, heo đẻ chậm có thể tiêm 1 mũi oxytoxin hỗ trợ cho heo nái, tử cung co bóp và đưa heo con ra ngoài. Chú ý vấn đề vệ sinh cho heo trong lúc đẻ, nếu heo mẹ bị bẩn, cần vệ sinh lau một số phần thân sâu cho heo. Hỗ trợ heo sinh nhanh hơn, heo mẹ sinh quá lâu rất dễ yếu và ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc heo con.
Kinh nghiệm nuôi heo nái sau đẻ
- Tiêm cho heo nái 1 mũi oxytoxin để heo nái đẩy hết nhau thai ra ngoài. Không cho heo mẹ ăn nhau thai, bà con nhặt hết nhau thai đi, để tránh heo nái ăn và rối loạn tiêu hóa.
- Tiêm 3 mũi chống viêm cho heo mẹ, sau khi 6 đến 8h tiêm mũi chống viêm đầu tiên, mũi thứ 2 tiêm cách mùi đầu tiên 24h, mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 24h. Việc sử dụng thuốc là yếu tố quan trọng cần lưu ý trong kinh nghiệm chăn nuôi heo nái.
- Bà con cần vệ sinh cơ quan sinh dục cho heo bằng thuốc tím hoặc nước sinh lý, đồng thời vệ sinh bầu vú, bụng để tránh mầm bệnh cho cả heo mẹ và heo con.
- Đảm bảo khu vực nằm của heo mẹ và đàn con ấm áp, thắp đèn sưởi ấm. Cho heo ăn ít sau khi sinh, lượng thức ăn tăng dần khoảng 4 đến 5 ngày sau đó.
- Bà con nên tham khảo kinh nghiệm chăn nuôi heo nái và hướng dẫn dùng thuốc, tiêm phòng cho heo mẹ và heo con trong giai đoạn trước khi sinh và sau khi sinh để đảm bảo heo mẹ và heo con khỏe mạnh nhất.
Kinh nghiệm nuôi heo nái đẻ cần có sự chính xác và tỉ mỉ, bà con càng thường xuyên quan tâm, theo dõi tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu sinh lý thay đổi của heo sẽ càng nuôi được nái khỏe mạnh và sinh sản tốt. Từ những kinh nghiệm chăn nuôi heo nái đẻ và kỹ thuật đỡ đẻ này, bà con hãy ghi chú và áp dụng cho đàn nái đẻ của mình.