BioSpring
phong-benh-cho-ca-chep

Cách phòng bệnh cho cá chép hiệu quả

01-01-2017

Cách phòng bệnh cho cá chép như thế nào cho hiệu quả đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đặc biệt đối với cá chép là loại cá có giá trị kinh tế cao nhưng lại cũng là loại cá thường hay mắc bệnh. Ở bài viết trước BioSpring đã chia sẻ những phương pháp làm sao nuôi cá chép mau lớn vậy nên bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cách phòng bệnh cho cá chép hiệu quả.

1. Đặc tính của cá chép

Trước khi biết được các cách phòng bệnh cho cá chép thì đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu qua về đặc tính của loại cá này có gì khác biệt với loài cá khác để có các biện pháp phòng bệnh phù hợp.

  • Cá chép có tên khoa học là Cyprinus carpio, đây là loài nước ngọt, và có thể sống trong môi trường nước lợ, hoặc ít nhiễm mặn. Chúng có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau.
  • Cá chép được tìm thấy đầu tiên ở châu Âu và châu Á, cá chép đã được đưa vào nuôi ở nhiều môi trường khác trên toàn thế giới.
  • Cá chép độ dài tối đa khoảng 1,2 mét và cân nặng tối đa là 37,3 kg và tuổi thọ là 47 năm. Ở Việt Nam, loại cá này còn có tên gọi khác là cá gáy.
  • Cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng môi trường thích hợp nhất vẫn là nơi có dòng nước chảy chậm và có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu, tảo). cá chép là loại sống thành bầy đàn, các nhóm cá chép có khoảng 5 cá thể trở lên.
  • Cá chép là loài cá đẻ trứng vì vậy một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ.

2. Giải pháp phòng bệnh

phong-benh-cho-ca-chep

<Ảnh: Phòng bệnh cho cá chép>

Để có thể có cách phòng bệnh cho cá chép, thì người nuôi phải đặc biệt quan tâm hai yếu tố quan trọng đó là phải đảm bảo môi trường sống tốt nhất và áp dụng chế độ ăn đầy đủ nhằm để giúp cá khỏe mạnh và có sức đề kháng cao cho cá.

  • Về vấn đề môi trường sống, thì bà con phải tiến hành rắc vôi bột hàng tuần để giúp làm sạch nước một cách tối ưu. Ngoài ra, bà con cũng nên kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học như EM theo định kỳ, với mục đích giúp cải thiện nước một cách hiệu quả.
  • Đối với con giống, bà con nên tắm con giống qua nước muối trong khoảng 5 phút trước khi tiến hành thả giống vào ao nuôi. Tiếp đó, bà con nên chọn thả giống trong điều kiện trời mát, nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp và khi thả nên thả từ từ để cá có thể thích nghi dần với môi trường trong ao nuôi.
  • Đối với về chế độ ăn, thì bên cạnh sử dụng các loại thức ăn như thường ngày thì bà con cần bổ sung thêm các vitamin cho cá hoặc có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học NN1 trong việc ủ thức ăn nhằm cải thiện sức để kháng cho cá.

Theo một số kinh nghiệm dân gian trong việc ngừa bệnh cho cá chép thì bà con có thể sử dụng tỏi để trộn với thức ăn hay sử dụng rau sam, nhọ nồi để giúp khử vi khuẩn trong thức ăn cho cá chép giúp ngăn ngừa bệnh cho cá.

3. Cách phòng bệnh cho cá chép đối với một số bệnh phổ biến

Để có cách phòng bệnh cho cá chép phù hợp thì người nuôi phải tìm hiểu kỹ một số bệnh phổ biến mà cá có thể mắc phải. Sau đây là một số bệnh phổ biến ở cá chép và phương pháp phòng bệnh đi kèm.

Bệnh đốm đỏ

  • Khi mắc bệnh đốm đỏ cá chép sẽ có những triệu chứng như da cá sẽ xỉn màu, khô, và có đốm đỏ trên thân. Bên cạnh đó, các vết loét có thể xuất hiện, cá sẽ trở nên kém ăn, và thường bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi mổ bụng cá ra thì ta sẽ thấy nội tạng cá bị xuất huyết.
  • Cách phòng bệnh cho cá chép đối với bệnh đốm đỏ như sau: Đó là bà con có thể sử dụng thuốc KN04-12 và trộn cùng thức ăn của cá, cho cá ăn trong liên tục trong 1 với liều lượng đó là 200g/100kg cá/ngày.

Bệnh thối mang

  • Đối với bệnh thối mang ở cá chép thì khi bị bệnh cá sẽ có các biểu hiện như  cá thường bơi tách đàn, bơi lờ đờ và giống như bị ngộp thở, da cá có thể chuyển sang màu đen, khi mổ bụng cá ra  sẽ thấy mang bị rách và không còn nguyên vẹn.
  • Cách phòng và chữa trị bệnh như sau:  bà con có thể sử dụng thuốc kháng sinh cho cá uống như kháng sinh Erythromycine hay kháng sinh Oxytetracycine. Ngoài ra , bà con có thể sử dụng thêm chế phẩm sinh học như Nano bạc N200 để xử lý nước, và khử bỏ mầm bệnh cho cá.

Bệnh trùng bánh xe

  • Khi mắc bệnh trùng bánh xe cá chép sẽ có các dịch nhầy bám quanh thân, và cá thường nổi lên mặt nước rồi chết.
  • Cách chữa trị bệnh như sau: người nuôi có thể sử dụng nước muối nồng độ từ 2 – 3% để tắm cho cá và dùng các chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi.

Sau khi đã trả lời được câu hỏi “Nuôi cá gì có giá trị kinh tế cao” chúng ta đã chọn được cho mình loài cá kinh tế nhưng chỉ vậy chưa đủ, quan trọng hơn chính là áp dụng được các phương pháp phòng bệnh cho cá. Trên đây là một số cách phòng bệnh cho cá chép mà bà con có thể tham khảo. Đặc biệt là trong giai đoạn bùng phát dịch bà con nên có các cách làm sạch nước và có phương án chống dịch phù hợp. Bên cạnh đó để đảm bảo cách phòng bệnh cho cá chép tối ưu thì bà con luôn phải kiểm tra thường xuyên các hoạt động của cá.