Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng
24-11-2016
Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng thường xuất hiện ở giai đoạn tôm 20-30 ngày tuổi, các ao nuôi nghèo dinh dưỡng, thiếu khoáng chất và mật độ thả nuôi dày thường dễ mắc bệnh. Biểu hiện rõ nhất của bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng là phần mô cơ chạy dọc cơ thể có màu trắng đục kèm theo đó là cong thân.
Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng là gì?
Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng là hiện tượng tôm nuôi bị co cơ, cơ bị đục làm tôm suy yếu chậm lớn, một số trường hợp bị chết dẫn đến hao hụt ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.
Nguyên nhân gây bệnh cong thân trên tôm thẻ tôm chân trắng
Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột
Hiện tượng này xảy ra khi nhấc nhá lên khỏi mặt nước để kiểm tra sức ăn của tôm . Tôm trong nhá, vó sẽ nhảy lên búng mạnh, gặp nhiệt độ cao, một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi thả trở lại ao, số lượng tôm cong thân sẽ chết vì không tự duỗi thẳng lại được. Tương tự, khi sử dụng chài tôm kiểm tra lúc nắng nóng, lượng tôm đục cơ và cong thân cũng xảy ra nhiều.
Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng cũng thường xảy ra khi người nuôi tắt tất cả quạt khí rồi sau đó bật quạt chạy trở lại làm tôm bị “giật mình”, nhiều con sẽ nhảy lên mặt nước tạo thành “làn sóng” chạy dọc theo ao. Một số tôm khi nhảy lên mặt nước sẽ bị cong thân khi tiếp xúc không khí và chuyển sang trắng cơ. Hiện tượng này thường xảy ra vào nửa đêm khi tôm đạt kích cỡ 10g/con trở lên. Ngoài ra, khi nhiệt độ môi trường cao và trong ao có tảo giáp phát triển. Mật độ tảo giáp cao làm nước có màu nâu đỏ sẽ làm tôm yếu đi và dễ bị đục cơ cong thân.
Để phòng tránh trường hợp này, người nuôi không nên tắt hết tất cả quạt khí vì bất cứ lý do gì mà nên duy trì hoạt động ít nhất một dàn quạt, kể cả khi cho tôm ăn
Lượng oxy trong ao nuôi thấp
Lượng ôxy trong nước ao nuôi sẽ thấp nếu không lắp đủ các dàn quạt khí tương ứng trọng lượng tôm trong ao. Theo kinh nghiệm, mỗi mã lực (HP) máy quạt nước sẽ cung cấp đủ ôxy cho 400 – 500 kg TTCT. Do đó, người nuôi nên tính số lượng dàn quạt nước vừa đủ cung cấp ôxy cho lượng tôm có trong ao.
Vị trí đặt dàn quạt nước cũng rất quan trọng, lắp đặt các dàn quạt nước đúng vị trí sẽ tạo được dòng chảy quy tụ chất thải vào giữa ao, làm đáy ao luôn sạch, đồng thời hàm lượng ôxy được khuyếch tán vào mọi vị trí trong ao, nhất là giữa ao. Nếu ôxy trong ao tôm từ 4 mg/l trở lên, cơ thể TTCT có màu sáng bình thường; những ao nuôi mật độ cao và ôxy hòa tan thấp thì tôm sẽ bị stress và cơ thể sẽ có xu hướng chuyển thành màu trắng hay mờ đục. Khi hàm lượng ôxy xuống thấp 1,7 ppm thì tôm sẽ bơi lên mặt nước (tôm nổi đầu) và hầu hết sẽ chết khi lột xác.
Để tránh trường hợp này, người nuôi nên duy trì quạt nước cung cấp đủ hàm lượng ôxy hòa tan cho ao nuôi, giúp tôm hô hấp tốt và phát triển nhanh.
Tôm bị sốc khi chuyển ao
Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay chuyển sang ao mới, một số tôm sẽ bị sốc, một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường, như màu cam hoặc đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết sau thời gian ngắn. Những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.
Để tránh trường hợp này thì cần kiểm tra sức khỏe của tôm trước khi chuyển sang ao mới. Nếu bắt đầu chuyển tôm mà phát hiện thấy một vài con chuyển sang trắng đục thì nên tạm dừng. Nước dùng vận chuyển tôm phải ở nhiệt độ 24 – 250C và hàm lượng ôxy cao (5 mg/l trở lên). Trước khi chuyển ao cần dùng PREMIX S N79 giúp tăng cường sức đề kháng, chống sốc cho tôm với liều dùng: cho ăn 5-10g/kg thức ăn, tạt xuống ao nuôi 1kg/1000m3 nước.
Hiện tượng tôm thiếu khoáng
Do tôm bị thiếu một số vi khoáng thiết yếu như Ca, Mn, P, Mg … vì vậy người nuôi cần cung cấp chất khoáng ngay từ đầu trong quá trình nuôi. Trong suốt vụ nuôi cần dùng khoáng NUTRI LIFE hoặc HARD SHELL với liều dùng: cho ăn: 5-10g/kg thức ăn, tạt xuống ao: 1-2kg/ 1000m3 nước và bà con cần lưu ý khắc phục kịp thời khi phát hiện tình trạng tôm thẻ chân trắng bỏ ăn.
Biện pháp phòng bệnh cong thân cho tôm thẻ chân trắng
– Khi phát hiện bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng, đục cơ do thiếu khoáng chất thì cần bổ sung cho tôm thẻ chân trắng ăn gì? Người nuôi có thể sử dụng sản phẩm NeoShrimp GroMax hoặc NeoShrimp Care của BioSpring để khắc phục trong trường hợp thiếu dinh dưỡng, khoáng chất và phòng ngừa các loại bệnh phổ biến khác như bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng.
– Để phòng bệnh do virus và vi bào tử trùng gây ra cần phòng ngừa từ lúc chọn con giống chất lượng sạch bệnh, chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng và xử lý nước định kỳ, tránh dư thừa thức ăn, trong quá trình nuôi quản lý các yếu tố môi trường luôn nằm trong ngưỡng thích hợp và ổn định.
Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng bệnh phổ biến trên tôm thẻ chân trắng, gây thiệt hại rất lớn cho nhiều vùng nuôi ở nước ta. Do đó bà con cần nhận diện sớm dấu hiệu bệnh lý từ đó có cách phòng và trị bệnh kịp thời. Chúc quý bà con phòng bệnh cong thân trên tôm thẻ chân trắng hiệu quả và có vụ nuôi thắng lợi!