BioSpring
benh-duong-ruot-o-tom-the-chan-trang

Bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng

24-11-2016

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ao nuôi do bà con sử dụng kháng sinh, hóa chất tràn lan khiến bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng càng trở nên khó kiếm soát. Bài viết sau đây Biospring sẽ tổng kết 1 số thông tin về căn bệnh này cho bà con quan tâm!

Đường ruột tôm thẻ chân trắng

Là bộ phận quan trọng nhất của tôm thẻ chân trắng và chúng có cấu tạo cơ thể rất đơn giản nên rất dễ mẫn cảm với các loại bệnh, đặc biệt các bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng !

Môi trường ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát tán nhanh và xâm nhập vào đường ruột, gây hoại tử thành ruột từ những vết thương do nhóm Gregarines tạo nên, làm xuất hiện các đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột, dẫn đến bệnh phân trắng. Ngoài ra, bệnh đường ruột ở thẻ tôm chân trắng còn do tôm ăn phải các loại tảo độc trong ao, chúng tiết ra chất enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh. Khi mắc bệnh, tôm sẽ dạt vào bờ chết và cũng là giai đoạn sau cùng khó chữa trị, nếu khỏi thì cũng gây thiệt hại lớn, tôm có nguy cơ bị teo gan và còi.

Biểu hiện của bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng như sau:

  • Tôm giảm ăn rõ rệt.
  • Tôm ít ăn chậm lớn.
  • Tôm bị hoại tử, đỏ đường ruột, đường ruột loãng làm cho tôm không hấp thụ được thức ăn.
  • Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột.
  • Phân tôm bị đứt khúc, đường phân bị cong.
  • Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.
  • Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác thuống với màu phân bình thường

Nguyên nhân bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng:

  • Ao nuôi có nhiều chất hữu cơ.
  • Đường ruột tôm bị vi khuẩn xâm nhập, chúng bám vào các nhung mao của đường ruột, do đó tại điểm này không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, do đó thường xuất hiện các khoảng trống trên đường ruột tôm khi quan sát tôm dưới ánh nắng mặt trời.
  • Độc tố nấm mốc cũng gây ra những dấu hiệu tương tự trên đường ruột tôm.
  • Tôm ăn không đều, tôm thẻ chân trắng bỏ ăn khiến mắc bệnh đường ruột.

Giải pháp phòng và trị bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng

 

Chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn có chất lượng, đầy đủ dưỡng chất. Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi, với lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố.

Khi tôm chưa bị bệnh đường ruột

benh-duong-ruot-tom-the-chan-trang

<Ảnh: Bệnh đường ruột tôm thẻ chân trắng>

Tuy tôm chưa bị bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng xong người nuôi vẫn cần có những biện pháp cho tôm thẻ chân trắng ăn gì để phòng ngừa.

– Theo dõi chặt chẽ thức ăn trên nhá; không để dư thừa. Khi thăm nhá nên kiểm tra đường ruột tôm thường xuyên để kịp thời phát hiện.

– Định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinhđể phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao, làm sạch ao, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

– Nếu nước ao quá ô nhiễm, nên thay dần nước đã qua xử lý từ ao lắng, 1 lần thay không quá 20% nước ao. Sau đó tạt vôi để giữ pH và tăng kiềm

– Bổ sung men đường ruột vào thức ăn cho tôm, tăng cường sức khỏe cho tôm bằng các sản phẩm vitamin tổng hợp và C định kì (tôm nhỏ 7 ngày/lần. tôm trên tháng tuổi 5 ngày/lần, tôm trên 50 ngày tuổi 3 ngày/lần).

 – Giảm lượng thức ăn còn 70%. Dùng thuốc sát khuẩn nhóm an toàn như virkon, Iodin để sát trùng ao. Sau đó  bón chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh trong ao.

Kháng sinh đường ruột cho tôm

– Dùng kháng sinh để điều trị bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng: dùng một trong các công thức sau:

+ Công thức 1: Dùng thuốc kháng sinh Cotrim và Metionin điều trị 1 tuần. Ba ngày đầu dùng Cotrim + Metioninn = 3 + 2 (viên/1 kg thức ăn), cho ăn 2 lần/ngày. Từ ngày thứ 4 trở đi giảm còn 2 Cotrim + 2  Metionin (viên/1 kg thức ăn) và có thể tăng dần lượng thức ăn khi tôm khỏe trở lại.

+ Công thức 2: Dùng Bio Sultrim 48% liều 10 ml/kg thức ăn, cho ăn 7 ngày hoặc Bio oxytetra 50% liều 1 g/kg thức ăn, trong 5 – 7 ngày.

+ Công thức 3: Dùng kháng sinh Prawnox, Daitrim, Gregacin (theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất).

+ Có thể dùng tinh dầu tỏi, các chế phẩm chiết xuất từ tỏi và thảo dược để phòng, trị bệnh đường ruột cho tôm.

– Sau khi dùng kháng sinh trộn men tiêu hóa BIO ZYME for Shrimp hoặc BIOTIC for Shrimp ít nhất 7 ngày nhằm giúp phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột tôm nuôi.

– Sau khi tôm khỏe trở lại, sát trùng ao lần nữa và 3 ngày sau đánh vi sinh liều cao cho ao tôm và tăng cường sục khí mức tối đa.

– Tăng cường men vi sinh đường ruột khi tôm đã hồi phục (vì khi tôm đang ăn thuốc thì không dùng men đường ruột) và tăng cường sức khỏe tôm bằng C, vitamin tổng hợp./.

Thực ra đây là loại bệnh thường gặp ở tôm nên bà con không phải quá lo lắng, có trường hợp khác như bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng, bệnh khiến tôm bỏ ăn cũng xuất hiện khá nhiều.
Bà con nên lựa chọn những thực phẩm được chế biến từ các nhãn hiệu uy tín để việc nuôi tôm được đảm bảo thành công. Đặc biệt là giữ mật độ nuôi thích hợp và vệ sinh ao nuôi,  luôn tạo hệ vi sinh vật cân bằng trong ao tôm để tránh sự phát sinh mầm bệnh và sự lây nhiễm. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bà con để hiểu thêm về
bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng!