Mô hình chăn nuôi heo thịt không cần vệ sinh chuồng trại
14-12-2016
Không cần vệ sinh chuồng trại, không cần dọn chất thải chăn nuôi hàng ngày với mô hình chăn nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học. Phương pháp chăn nuôi này cắt giảm công vệ sinh cho bà con nông dân, đồng thời mang lại hiệu quả phòng bệnh cho vật nuôi rất tốt. Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là bước tiến quan trọng của ngành chăn nuôi khi ứng dụng các chế phẩm sinh học vào kỹ thuật nuôi heo thịt hướng nạc nhanh lớn.
Vai trò của đệm lót sinh học trong mô hình chăn nuôi heo thịt
- Cắt giảm công vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, khâu xử lý phân, nước thải, tiết kiệm nhân lực lên tới 60%. Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường sống từ ngành chăn nuôi.
- Mô hình chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học giúp bà con tiết kiệm chi phí xây dựng chuồng trại, đầu tư thiết bị cấp điện nước vệ sinh chuồng, hệ thống quạt gió, quạt hút, bể chứa phân, hầm ủ,… Tiết kiệm đến 80% nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi nhờ không cần rửa chuồng, tắm cho heo.
- Phòng bệnh hiệu quả cho toàn mô hình nuôi heo thịt, giảm chi phí phòng và chữa bệnh cho heo, xóa bỏ tình trạng phụ thuộc kháng sinh.
- Hệ vi sinh chuồng trại được cân bằng, heo khỏe mạnh và ăn uống đều, tăng trọng tốt, giúp bà con tiết kiệm được 10% thức ăn. Bà con không lệ thuộc vào hoocmon tăng trưởng bị cấm. Đây là mô hình nuôi heo thịt sạch 100%.
- Đệm lót vi sinh tự nhiên giảm đáng kể tác động gây stress trên heo, hỗ trợ heo phòng chống bệnh tật và tăng trọng tốt. Heo hấp thu được nhiều khoáng chất và vitamin tự nhiên từ lớp nền sinh học.
- Sản phẩm từ mô hình chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học có chất lượng cao, heo xuất chuồng da dẻ hồng hào, hình dáng đẹp, tỉ lệ nạc nhiều, giá trị dinh dưỡng cao.
Cơ chế hoạt động của đệm lót sinh học trong mô hình nuôi heo thịt
Đệm lót sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong quy cách chuồng nuôi heo thịt với những đặc tính lợi thế so với các loại mô hình khác.
- Đệm lót sinh học được lót dưới nền chuồng heo với độ dày thích hợp, lớp đệm lót tự tiêu phân, nước thải. Toàn mô hình chăn nuôi heo thịt áp dụng sẽ cắt giảm được khâu xử lý chất thải hoàn toàn.
- Lớp đệm lót được lên men bởi lợi khuẩn, khống chế quá trình lên men kết hợp với tiêu hủy phân, chất thải không để lại mùi hôi thối.
- Vi sinh vật có lợi ức chế quá trình tăng sinh của vi khuẩn gây bệnh, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, phòng bệnh hiệu quả cho vật nuôi. Đây là phương pháp nuôi heo thịt an toàn không sử dụng kháng sinh.
- Diệt ruồi muỗi nguồn lây lan bệnh dịch và gây mất vệ sinh. Môi trường chăn nuôi không có nước, muỗi không thể lợi dụng để sinh sản, không có phân cho ruồi đẻ trứng và phát triển.
- Đệm lót sinh học đóng vai trò giữ ấm cho vật nuôi, điều hòa nhiệt độ theo mùa nhờ lớp mùn cưa, vỏ trấu là thành phần tự nhiên 100%.
Hướng dẫn tạo đệm lót sinh học cho mô hình nuôi heo thịt
- Sau khi nền chuồng đã đạt tiêu chuẩn, hỗn hợp ủ đã hoàn thiện, bà con tiến hành rải hỗn hợp khắp mặt chuồng với độ dày 30cm (tức 1 nửa so với độ dày dự tính). Cần tính toán lượng hỗn hợp từ trước phù hợp với quy mô mô hình chăn nuôi heo thịt của bà con.
- Bổ sung độ ẩm cho lớp đệm lót vừa rải qua hệ thống phun sương quanh chuồng. Bà con nên sử dụng nước giếng tự nhiên để phun, nếu nước máy cần loại bỏ clo có trong nước. Bà con căn độ ẩm khoảng 40%, bốc hỗn hợp lên có thể nắm thành viên nhưng khi chạm nhẹ là viên vỡ ra ngay, như vậy là độ ẩm đã đảm bảo.
- Chuẩn bị men vi sinh đã nuôi trước đó, phun đều lên trên lớp hỗn hợp vỏ trấu mùn cưa đã rải. Bà con cũng có thể chọn cách trộn mùn cưa với men trước đó, tuy nhiên cách đó khá tốn dụng cụ chứa, vì vậy, bà con có thể phun để giảm bớt sự rắc rối. Lưu ý, bà con cần tính toán mật độ heo trong chuồng và trong mô hình nuôi heo thịt để không bị quá tải trong khâu chuẩn bị nguyên liệu.
- Tiếp tục rải một nửa hỗn hợp còn lại, đảm bảo độ dày lớp đệm tăng thêm 30cm lên lớp phía trên. Tiến hành phun bổ sung độ ẩm bằng hệ thống phun sương, lần này bà con phun ít hơn, độ ẩm chỉ khoảng 20%. Nên bố trí hệ thống phun sương sao cho hợp lý trong từng chuồng, và trong cả mô hình chăn nuôi heo thịt của bà con.
- Tưới đều phần men còn lại lên lớp hỗn hợp mới rải. Làm phẳng lại lớp đệm lót và đậy kín. Bà con nên căng bạt hoặc ni lông kín lên nền chuồng đã tạo lớp đệm lót. Sau 1 đến 2 ngày, bà con mở ra thấy có mùi thơm nhẹ thì có thể thả heo vào. Mô hình nuôi heo thịt sử dụng đệm lót sinh học có thể bắt đầu từ khi đưa heo con về chuồng tới khi heo trưởng thành xuất chuồng.
Lưu ý, nhiệt độ thích hợp nhất để lớp đệm lót lên men là từ 25 đến 30 độ C. Tùy vào nhiệt độ môi trường mà lớp đệm lót lên men nhanh hay chậm.
Bà con có thể áp dụng và nhân rộng mô hình chăn nuôi sạch này để đáp ứng xu thế, nhu cầu thực phẩm sạch của thị trường hiện nay. Với mô hình chăn nuôi heo thịt sử dụng đệm lót sinh học này, bà con không chỉ tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà con đem lại hiệu quả, chất lượng tốt hơn.