BioSpring
nuoi-ga-tha-vuon

Cách chăn nuôi gà hiệu quả và những kỹ thuật nằm lòng

22-10-2016

Hiện nay, câu hỏi về cách chăn nuôi gà hiệu quả xuất hiện rất nhiều trên những diễn đàn và câu trả lời là mô hình nuôi gà thả vườn được các bà con áp dụng rộng rãi trong nông thôn đã mang lại hiệu quả kinh tế tốt. So với những phương pháp trước đây như quy trình kỹ thuật nuôi gà công nghiệp,chăn nuôi gà đẻ trứng hay nuôi gà ri công nghiệp, gà đông tảo,… thì gà thả vườn vẫn đang là xu hướng nhiều bà con áp dụng. Bởi vì chăn nuôi gà thả vườn vừa dễ nuôi mà thời gian tăng trưởng ngắn hơn.

Cách chăn nuôi gà hiệu quả

Tuy gà thả vườn dễ nuôi hơn nhưng các yếu tố như chuồng trại, nhiệt độ để úm gà trong giai đoạn đầu, thời gian thả hay công tác vệ sinh… đều gây một phần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của gà. Vì vậy kỹ thuật chăn nuôi gà chăn thả không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tối ưu được những công đoạn không cần thiết, mời bà con cùng tham khảo phía dưới:

Xây dựng chuồng trại

Chuồng trại là một yếu tố không nhỏ góp phần quyết định thành công trong quá trình chăn nuôi, chuồng nuôi phải đủ điều kiện ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ chính là nơi gà có thể tránh mưa nắng, gió lùa…Bởi vậy trong công tác xây dựng chuồng nuôi không thể thiếu rèm che.

Đối với gà chăn thả vườn điều quan trọng trên hết cần phải có diện tích vườn rộng, mật độ vườn thả là 1con/1m2. Nhưng gà thả vườn không giống như những loại gà công nghiệp khác cho nên chuồng trại là nơi trú ngụ để gà tránh nắng mưa và ngủ đêm.

Chuồng nuôi nên chọn địa điểm nơi cao ráo, chuồng được xây theo hướng Đông để tránh nắng buổi chiều. Mật độ thả gà nuôi trong chuồng khoảng 8 – 10con trên mỗi m2, sàn chuồng được làm bằng lưới thép cách mặt đất độ nửa mét để tạo độ thông thoáng và dễ dàng vệ sinh.

Kỹ thuật bãi chăn thả

Nên lựa chọn bãi đất trống thuộc loại đất cứng, cần có cây xanh xung quanh để làm bóng mát cho gà. Phía trong chuồng có cỏ xanh để làm nguồn thức ăn tự nhiên trong quá trình chăn nuôi gà. Nếu có thể, bà con thiết kế lán tạm để treo thêm máng ăn, máng uống cho gà. Và đặc biệt lưu ý, tán cây phải cách chuồng nuôi khoảng từ 4m

Bãi chăn thả phải đủ diện tích rộng để gà tự tìm kiếm được thức ăn. Vườn thả phải đủ diện tích để gà vận động, diện  tích tối  thiểu mỗi con khoảng 0,5 – 1m2, nếu có đất rộng bà con nên thiết kế chuồng nuôi ở giữa trung tâm và thêm 2 bãi chăn thả ở hai bên sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất có thể.

Tương tự như vậy với chuồng nuôi, bãi chăn thả cần được  san  lấp  bằng  phẳng, hệ thống thoát nước tốt, không bị tù đọng, vệ sinh sạch sẽ, định kỳ thu dọn lông gà ở bãi chăn.

Xung quanh bãi chăn nên được rào lại bằng các tấm lưới mắt cáo hoặc lưới thép B40 hay phên nứa… sao cho chắc chắn, tránh trường hợp gà đi lạc và thú hoang xâm nhập.

Chăn nuôi gà và cách chọn giống nuôi:

Cách chăn nuôi gà ta để lấy thịt: Chọn các giống như gà Tàu vàng, gà Nòi, gà Đông Tảo, gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng, gà Hồ, gà ta lai…v.v.

Cách chăn nuôi gà ta để lấy trứng thương phẩm: Lựa chọn những giống gà đẻ nhiều ví dụ như gà Tàu Vàng, gà Ri, gà Tam Hoàng, gà BT1,…

  • Chọn giống gà con:
  1. Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng thì càng tốt.
  2. Lựa chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, chân mập, bụng gọn.
  3. Loại bỏ những con vẹo mỏ, khô chân, khoèo chân, xệ bụng, hở rốn, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen xung quanh rốn.
  • Chọn giống gà đẻ:
  1. Chọn gà có trọng lượng không thấp quá cũng không quá mập, thông thường chọn gà độ 20 tuần tuổi đạt trọng lượng 1,6-1,7 kg thì rất tốt.
  2. Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều đều, mồng tích to, đỏ tươi.
  3. Lông mượt, mắt sáng xếp sát vào thân, phần bụng phát triển mềm mại.
  4. Hậu môn rộng ẩm ướt và màu hồng tươi.
  5. Khoảng cách từ xương chậu và xương ức rộng khoảng 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng độ 2-3 ngón tay xếp lại.

Thức ăn cho gà ta:

  • Gà ta thả vườn là một trong những con vật nhạy cảm, cho nên các loại thức ăn cho gà ăn tuyệt đối không được để thối rữa, nhiễm nấm, ôi mốc.
  • Chúng ta có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc có thể tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp miễn sao cho đảm bảo các thành phần: Đạm, năng lượng, vitamin và khoáng. Khống chế lượng thức ăn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thức ăn để gà không bị mập gây giảm sản lượng trứng.
  • Đối với gà thả vườn thì vấn đề vitamin và chất khoáng không quan trọng bằng gà ta nuôi nhốt bởi vì chúng sẽ tự đi tìm kiếm theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
  • Sau giai đoạn úm chúng ta có thể cho gà ăn bổ sung thêm rau xanh. Nên nuôi thêm giun đất và giòi bởi đó là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho đàn gà.
  • Đối với ngày đầu tiên chỉ nên cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp xay nhuyễn. Thức ăn chỉ rải mỗi lần một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích sự thèm ăn của gà.
  • Những ngày tiếp theo tập dần cho gà ăn thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày hoặc ăn tự do.
  • Nếu có sử dụng máng treo phải thường xuyên theo dõi để điều chỉnh độ cao của máng hợp lý giúp gà ăn một cách thoải mái và tránh thức ăn rơi vãi ra bên ngoài.
  • Phải cho gà uống đầy đủ nước sạch, sức khỏe của gà sẽ rất yếu nếu gặp tình trạng thiếu nước.

Kỹ thuật chăm sóc sức khỏe gà thả vườn

Để bàn luận về cách chăn nuôi gà thì chăm sóc sức khỏe là điều không thể thiếu được. Gà thả vườn thường rất dễ tiếp xúc với các tác nhân gây hại, nên dễ dàng mắc dịch bệnh trong điều kiện khí hậu xấu. Bởi vậy cần cho gà tập làm quen môi trường khoảng 2 giờ mỗi ngày trong giai đoạn đầu (tuần thứ 05), sau đó hãy tăng dần 30 phút tới 01 giờ trong khoảng 10 ngày kế sau đó và có thể thả tự do.  Lưu ý, luôn luôn theo dõi gà để kiểm soát thể trạng sức khỏe của đàn gà.

Vệ sinh chuồng trại | Dụng cụ nuôi gà

  • Chuồng trại cần luôn được đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh. Các khu vực xung quanh rìa phải được dọn dẹp, phát quang bụi rậm và không được để chuồng bị ẩm ướt, mốc hay đọng nước.
  • Sử dụng chất rửa, sát trùng trong khu vực chuồng chăn nuôi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • Xới đảo định kỳ, bổ sung thêm chất độn chuồng để đảm bảo được độ dày cần thiết đồng thời khiến chất độn chuồng luôn khô và tơi xốp.
  • Máng ăn, máng uống phải vệ sinh và chùi rửa sạch sẽ hàng ngày.

Phòng bệnh chăn nuôi gà thả vườn

Đối với cách chăn nuôi gà thả vườn thường rất dễ mắc bệnh, dưới đây là danh mục các bệnh thường gặp và cách điều trị dành từng loại bệnh dành cho gà thả vườn.

phong-benh-nuoi-ga

<Ảnh: Bảng loại bệnh và cách phòng tránh trong chăn nuôi gà>

Như vậy, với lượng kiến thức nhỏ phía trên BioSpring mong rằng bà con có cái nhìn tổng quan hơn về cách chăn nuôi gà từ những khâu nhỏ nhất. Chúc bà con có một vụ nuôi đầy năng suất.