Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt cho hiệu quả cao
09-01-2017
Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt sẽ giúp bà con chăn nuôi đúng kỹ thuật và thu được hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi gà. Nuôi gà thịt đem lại kinh tế cao nhưng không quá khó để đạt được năng suất mong muốn khi bà con áp dụng tốt những kỹ thuật mà BioSpring chia sẻ phía dưới đây.
1. Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt
Để thực kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt cho hiệu quả thì bà con phải thực hiện và chú ý từng gian đoạn phát triển của gà.
1.1. Kỹ thuật nuôi gà con từ 0-6 tuần tuổi:
Đây là giai đoạn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi nên cần nuôi đúng kỹ thuật và hợp lí.
- Chuẩn bị chuồng úm gà: Đóng chuồng úm gà đúng kỹ thuật đảm bảo kín gió nhưng thông thoáng không khí. Bố trí bóng đèn sưởi ấm, vệ sinh khủ trùng chuồng úm bằng thuốc sát trùng. Trước khi đưa gà vào thả rải một lớp lót chuồng bằng vỏ trấu hoặc phoi bào dày 5- 10 cm. Chuẩn bị máng ăn uống dặt xen kẽ nhau trong chuồng.
- Yêu cầu kỹ thuậ kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt đó là: Trước khi thả gà nên bật điện trước 2 tiếng để sưởi ấm chuồng. Mật độ gà con trong chuồng úm khoảng 25 con/ 1m2. Sau khi thả cho gà uống nước pha thuốc bổ rồi mới cho ăn. Thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, thức ăn đã trộn để không quá 5 ngày, thức ăn phải nghiền nhỏ để gà dễ tiêu hóa. Mỗi ngày cho gà ăn 4-6 lần. Nước uống phải là nước sạch và bổ sung thêm vitamin C, và đường glucoza. Chế độ sưởi ấm phải điều chỉnh phù hợp. Gà cụm lại dưới bóng đèn là gà bị lạnh. Gà tản ra xa bóng đèn , uống nhiều nước, kêu nhiều là gà bị nóng. Gà tản đều trong chuồng úm là đủ nhiệt.
- Lưu ý: Khi gà được khoảng 5- 7 ngày tuổi nên nới rộng chuồng hoặc giãn mật độ thả. Để gà không mắc dịch nên nhỏ vắc xin Lasota. Sang tuần thứ 2 nên thay máng ăn uống cho gà để đảm bảo vệ sinh.
1.2. Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt từ 7 tuần tuổi đến khi xuất bán.
Thức ăn và cách cho gà ăn:
- Thức ăn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho gà sinh trưởng. Người nuôi có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn như ngô, lúa, rau… để giảm chi phí. Bổ sung thêm chất đạm trong thức ăn của gà bằng bột cá, giun đất.
- Cách cho ăn: Trong kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt yêu cầu phải cho gà ăn khoảng 4-6 lần/ngày. Có thể cho ăn thêm ban đêm để gà nhanh lớn. Với gà thả vườn thì sáng sớm thả gà ra vườn cho gà tự kiếm ăn, trưa cho thêm thức ăn và tối cho gà ăn no trước khi lên chuồng.
Quản lí chuồng gà:
Khi áp dụng kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt đem lại chất lượng cao bà con cũng chú ý tới mật độ nuôi và cách chăm sóc hàng ngày. Theo đó:
- Mật độ nuôi khoảng 6-8 con/ m2.
- Quan sát và theo dõi hàng ngày khi cho gà ăn để phát hiện kịp thời những bất thường của đàn gà và có biện pháp xử lí kịp thời.
- Nên có sổ sách ghi đầy đủ số liệu như chi phi đầu vào, chi phí thức ăn, ngày tiêm phòng…
Vệ sinh và phòng bệnh cho gà:
- Để đảm bảo đàn gà khỏe mạnh thì chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên phun thuốc khủ trùng hoặc khủ trùng bằng vôi bột.
- Phòng bệnh cho gà theo lịch tuần, lịch tháng.
2. Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng
2.1. Xác định đúng phương thức và quy mô:
Nuôi gà muốn đạt hiểu quả phải xác định đúng phương thức chăn nuôi. Nếu ít vốn có thể nuôi theo mô hình bán công nghiệp nghĩa là vừa nhốt vừa thả. Nếu đủ vốn thì mới nuôi với quy mô công nghiệp.
2.2. Xây dựng chuồng trại và cơ sở vật chất.
- Một trong những yếu tố của kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt mà bà con không được bỏ qua đó là tiến hành xây dựng chuồng trại và cơ sở vạt chất.
- Gà nuôi nhốt phải có hệ thống chuồng trại đảm bảo đúng kỹ thuật, khoa học. Chuồng trại phải xây dựng đúng địa điểm (cao ráo, thoáng mát, xa nơi rác bẩn, nơi ô nhiễm, xa khu dân cư), đúng vị trí (nên mở cửa theo hướng Đông hoặc Đông Nam). Chuẩn bị đầy đủ nguồn nước sạch cung cấp cho chuông trại.
2.3. Chế biến thức ăn
- Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt hiệu quả còn là khâu chuẩn bị và chế biến thức ăn để đảm bảo đủ chất cho gà phát triển
- Gà nuôi nhốt chủ yếu ăn thức ăn tổng hợp. Nhưng để tiết kiệm chi phí bà con cũng có thể tự chế biến thức ăn. Nhung khi chế biến thức ăn cần lưu ý đến nồng độ muối trong thức ăn vì gà vốn không ăn mặn. Đảm bảo tỷ lệ đạm đặc biệt là đạm động vật. Không dùng nguyên liệu bị ẩm mốc. Không nên dự trữ thức ăn quá lâu mà nên chế biến tới đâu dùng tới đó hoặc chế biến và bảo quản trong thời gian ngắn. Trộn thức ăn đều các nguyên liệu.
2.4. Chăm sóc:
Phải chăm sóc gà đúng kỹ thuật theo các gia đoạn theo tuổi gà. 0- 6 tuần tuổi úm gà. Từ 7 tuần tuổi theo kỹ thuật nuôi thịt.
2.5. Phòng bệnh:
Đặc biệt với kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt thì bà con cần chú ý phòng bệnh cho gà bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh theo lịch định kỳ. Ngoài ra khâu tiêu độc khử trùng rất quan trọng vì gà nhốt ăn, ở, phóng uế tại 1 chỗ nên nếu không vệ sinh, tiêu độc khử trùng cẩn thận đàn gà sẽ bị nhiễm bệnh, lây bệnh ra cả đàn.
2.6. Tiêu thụ:
Gà nuôi nhốt thường đạt trọng lượng 2,5- 3kg sau 50 ngày tuổi vì vậy bà con phải chuẩn bị nơi tiêu thụ sản phẩm. Nên bán những con gà trống lớn trước rồi mới bán gà mái.
Để có một vụ thu năng suất, chúng ta cần lưu ý tỉ mỉ và áp dụng tốt từng bước nằm trong quy trình và kỹ thuật nuôi gà thịt. Nếu bà con nắm được kỹ thuật nuôi gà thương phẩm giống thịt thì việc thu được lợi nhuận cao hơn trong chăn nuôi là điều khá dễ dàng.