BioSpring
mo-hinh-chan-nuoi-heo-nai-sinh-san

Kế hoạch dinh dưỡng cho mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản

14-12-2016

Mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản hứa hẹn mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Làm sao để tính toán dinh dưỡng, lập khẩu phần ăn, lập kế hoạch cho một mô hình nuôi heo nái sinh sản chính xác, khoa học nhất?  Cách lập kế hoạch dinh dưỡng sau đây sẽ giúp ích cho bà con trong việc tối ưu tốt khâu dinh dưỡng, thức ăn cho heo nái sinh sản.

Vai trò của lập kế hoạch dinh dưỡng trong mô hình chăn nuôi heo nái

  1. Mô hình chăn nuôi heo nái áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ tạo nên những heo nái đạt tiêu chuẩn sinh sản, đẻ nhiều con, nhiều lứa, chất lượng heo con tốt, khỏe mạnh.
  2. Chăn nuôi heo nái đạt hiệu quả cao nhờ tối ưu tốt các chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí cho thức ăn chăn nuôi. Lập chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bà con tiết kiệm chi phí thức ăn cho toàn mô hình nuôi heo nái sinh sản ở tất cả thời kỳ hậu bị, nái chửa, nái nuôi con.
  3. Tiết kiệm thời gian, công sức, rút ngắn công đoạn nghiên cứu chế độ cho ăn, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho heo nái, giúp bà con chăn nuôi hiệu quả mà nhàn hạ hơn.
  4. Kế hoạch dinh dưỡng lập theo nhu cầu dinh dưỡng của heo nái trong từng thời kỳ, lên kế hoạch một lần, bà con có thể sử dụng cho nhiều lứa heo nái khác nhau tùy theo giống heo nái. Đây là cách làm việc hiệu quả và khoa học nên có trong mô hình chăn nuôi heo nái.
  5. Việc tối ưu tốt khâu cho ăn, dinh dưỡng sẽ tạo cho bà con có thêm thời gian cho khâu chăm sóc, phòng bệnh cho heo nái, nghiên cứu các kỹ thuật nuôi lợn nái lai, chăm sóc heo giai đoạn mang thai, đỡ đẻ hiệu quả hơn.
  6. Nâng cao cả về số lượng và chất lượng heo nái, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi heo nái áp dụng kế hoạch dinh dưỡng phù hợp.

Xác định nhu cầu dinh dưỡng theo mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản

mo-hinh-chan-nuoi-heo-nai-sinh-san

<Ảnh: Mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản>

Nhu cầu dinh dưỡng của heo nái hậu bị

Mô hình nuôi heo nái hậu bị sẽ cần cung cấp dinh dưỡng 3000 – 3050 Kcal/con, tỉ lệ protein trong thức ăn là 15 đến 16%, Khoáng chất là 2,6 đến 2,8%. Tỉ lệ này được thay đổi theo giai đoạn cân nặng của heo hậu bị. Đặc biệt là giai đoạn vài ngày trước khi phối giống lần đầu, heo sẽ được điều chỉnh mức cho ăn và thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Nhu cầu dinh dưỡng là thứ tất yếu trong quy trình nuôi heo nái hậu bị, chúng ta cần để ý về vấn đề này để có thể áp dụng tốt chế độ dinh dưỡng dành cho heo.

Dinh dưỡng cho heo nái chửa

Heo nái trong giai đoạn chửa cần năng lượng ở mức 2900 đến 3000 Kcal, tỉ lệ đạm là 14 đến 15%, khoáng chất 2,9 đến 3%. Giai đoạn này bà con cần tăng cường bổ sung canxi cho heo nái. Áp dụng tỉ lệ dinh dưỡng này cho toàn mô hình chăn nuôi heo nái những con đang mang thai.

  • Giai đoạn nái chửa đầu tiên: Tính từ ngày phối giống tới ngày chửa thứ 84. Nên cho heo ăn với lượng thức ăn thấp đến trung bình để tránh ảnh hưởng tới sự thụ thai và sự phát triển bước đầu của thai nhi. Giai đoạn này, bào thai chưa thực sự cần quá nhiều dinh dưỡng, vì vậy, bà con cần kiểm soát lượng thức ăn cho heo nái. Mô hình nuôi heo nái sinh sản hiệu quả quyết định bởi khả năng thụ thai giai đoạn này.
  • Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 85 đến khi heo nái đẻ. Lượng thức ăn cần lớn hơn, bà con tăng thêm 25 đến 30% so với giai đoạn đầu. Bào thai giai đoạn này đang ở mức phát triển nhanh, yêu cầu dinh dưỡng cao, khối lượng bào thai giai đoạn này đạt 65 đến 70% heo con sơ sinh. Vì vậy, bà con cần bổ sung lượng dinh dưỡng lớn, phù hợp cho cả mô hình nuôi heo nái những con đang mang thai.

Ngoài ra để heo thoải mái và tránh ảnh hưởng bởi chất thải chuồng, bà con có thể áp dụng phương pháp nuôi heo nái bằng đệm lót sinh học đang thịnh hành trong khoảng vài năm trở lại đây.

Chế độ dinh dưỡng cho heo nái nuôi con

Heo nái nuôi con yêu cầu mức năng lượng 3000 đến 3100Kcal. Mức độ đạm tăng lên 16 đến 17%, Khoáng chất cần áp dụng cho toàn mô hình nuôi heo nái đang giai đoạn nuôi con là 3,1 đến 3,5%. Một số thành phần dinh dưỡng khác cũng cần được tăng lên.

Lưu ý đối với dinh dưỡng heo nái nuôi con đó là cần tăng lượng thức ăn, cho ăn theo nhu cầu của heo nái, không giới hạn. Cho ăn tăng dần dần, không tăng ngay sau tuần đẻ đầu tiên. Chia nhỏ bữa cho ăn để heo nái hấp thu tốt nhất dinh dưỡng, đồng thời không gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của heo.

Lịch cho heo nái ăn theo từng thời kỳ

  • Heo nái giai đoạn hậu bị và giai đoạn 1 của thời kỳ mang thai bà con nên cho heo ăn 1 ngày 2 đến 3 bữa. Thời kỳ đầu mang thai cho ăn chia nhỏ thành 3 bữa.
  • Heo nái giai đoạn 2 thời kỳ mang thai và giai đoạn nuôi con cho ăn ngày 4 đến 5 bữa. Nên chia nhỏ bữa ăn để heo tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, tránh cho heo gặp các vấn đề tiêu hóa.

Lịch cho heo ăn này có thể áp dụng cho toàn mô hình chăn nuôi heo nái tại trang trại.

Cần căn cứ vào kế hoạch này và có điều chỉnh khi cần thiết, ví dụ như thời kỳ heo bệnh, thay đổi thời tiết,… Cách lên kế hoạch sẽ quyết định rất lớn tới năng suất chăn nuôi heo nái của bà con, vì vậy, bà con hãy lên kế hoạch thật kỹ để có thể áp dụng lâu dài. Với kiến thức chuyên ngành BioSpring chia sẻ thì từ việc xác định nhu cầu dinh dưỡng, lập kế hoạch dinh dưỡng và lịch cho ăn, bà con có thể yên tâm áp dụng cho mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản tại gia đình.