Tổng quan thị trường heo khu vực Đông Nam Á (9/2016)
21-10-2016
Paul Anderson, Tổng Giám Đốc công ty Genesus Genetics, thảo luận về tình hình hiện tại của thị trường heo trong khu vực Đông Nam Á.
1. Tại Việt Nam
Tình hình chăn nuôi lợn: kích thước đàn heo tiếp tục được duy trì ở mức khá ổn định. Ước tính tổng số lượng heo trên toàn quốc gia tăng từ 3 đến 3,5% so với giai đoạn trước; tuy nhiên, trong năm 2017, con số này sẽ bắt đầu tăng và tiếp tục xu hướng này trong năm 2018 nhờ sự hiện diện của những doanh nghiệp hoàn toàn mới gia nhập vào ngành chăn nuôi heo và nhờ quy mô mở rộng sản xuất hiện nay của một số nhà sản xuất trong và ngoài nước. Những trang trại này đang sử dụng những thiết bị và công nghệ hiện đại nhất cùng với nguồn giống heo năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu, dinh dưỡng, an ninh sinh học tại Châu Á. Thêm vào đó, các chương trình đào tạo đội ngũ nhân sự hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp đỡ các trang trại/doanh nghiệp trên thiếp lập quy mô sản xuất phù hợp nhằm gia tăng hiệu quả sản lượng thịt heo trong tương lai gần.
Giá heo tại Việt Nam tiếp tục được đánh giá ở mức cao nhờ sự hỗ trợ từ nhu cầu lớn từ Trung Quốc. Tình trạng xuất khẩu heo qua cửa phụ biên giới sang Trung Quốc gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây cũng nhờ nhu cầu nhập thịt heo lớn từ Trung Quốc; theo bộ Nông Nghiệp Việt Nam ước tính, mỗi ngày có tới 3,000 heo sống được chuyển giao sang Trung Quốc. Phần lớn số lượng heo này có trọng lượng từ 120 đến 140 kg và giá mỗi kg/ trọng lượng heo sống lên tới 2,4 USD.
Bô Công Thương Việt Nam đã ban hành một cảnh báo chính thức tới các thương nhân nhiều địa phương về vấn đề xuất khẩu heo sống không chính thức/không đầy đủ giấy tờ pháp lý sang Trung Quốc. Bộ Công Thương cho biết việc xuất khẩu heo sống từ Việt Nam sang Trung Quốc thông qua cửa khẩu biên giới và qua các tỉnh giáp ranh biên giới sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn vì Trung Quốc không liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia và lãnh thổ Trung Quốc được cho phép nhập khẩu heo.
Tây Ban Nha đang có kế hoạch xuất khẩu 9.000 tấn thịt heo sang Việt Nam trong năm 2016. Interporc, gần đây, đã tổ chức một hội thảo ở Madrid và mời giới truyền thông Việt nhằm bàn luận về một số vấn đề nổi trội trong thị trường thịt heo trên toàn thế giới. Việt Nam, thị trường thịt heo lớn thứ năm thế giới, đang thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các quốc gia lớn như Tây Ban Nha, Pháp, Hoa Kỳ và Canada.
2.Tại Thái Lan
Giá heo tại Thái Lan đang có chiều hướng xu giảm và hiện đang ở mức 64 baht (tương đương với 1,83 USD).
Thời tiết nóng khắc nghiệt tại đây đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của thị trường thịt heo do số lượng của các trang trại và cơ sở chăn nuôi lợn được cố định và không có gì thay đổi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thị trường kinh doanh heo sống sẽ định mức trọng lượng heo tại thời điểm giết mổ từ 95 đến 105 kg trong khi trọng lượng trung bình của thị trường Thái Lan dao động từ 110 đến 120 kg. Vấn đề này dẫn đến việc suy giảm, ước tính khoảng, 1150 baht (tương đương 32.6 USD) trong doanh thu từ mỗi heo bán.
3.Tại Malaysia
Phản hồi từ thị trường Malaysia đối với các nguồn con giống heo mới là khá tích cực – khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phát triển khá tốt so với các nguồn con giống hiện có. Cũng giống như các quốc gia Châu Á khác, các trang trại và doanh nghiệp chăn nuôi heo đang tích cực đầu tư vào con giống mới và sẵn sàng cung cấp tài chính cho các cơ sở nuôi lợn để xây dựng được hệ thống chăn nuôi khép kín.
Giai đoạn lợi nhuận gia tăng này là thực sự cần thiết cho thị trường Malaysia do chính phủ đã ban hành thực thi pháp luật quyết định tất cả các cơ sở chăn nuôi heo phải hoạt động trên mô hình khép kín vào năm 2018.
4.Tại Đài Loan
Thị trường tại Đài Loan đang ở mức khá ổn định so với các nước trong khu vực, với giá heo dao động từ 225 đến 275 USD trên 100 kg trọng lượng heo sống. Kích thước của đàn heo hiện tại rơi vào mức 550.000 heo nái, quy mô sản xuất hơn 11 triệu heo một năm. Lợi nhuận trung bình cho một con heo trọng lượng 110kg sẽ tương đương với 1.000 Đô la Đài Loan (tương đương với 31 USD) tại thời điểm hiện tại. Các nhà sản xuất heo đang lo ngại về vấn đề nhập khẩu heo giá rẻ từ Mỹ, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến giá heo tại thị trường Đài Loan. Chính phủ và các doanh nghiệp đều lo lắng rằng mọi lợi nhuận cho những người nông dân làm việc chăm chỉ suốt thời gian qua sẽ không còn tồn tại. Điều này trở nên lo ngại hơn khi Đài Loan, xét về vị trí địa lý, là một hòn đảo với gần như không có bất kỳ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để phục vụ cho quá trình nuôi heo.
Nguồn: http://www.thepigsite.com/swinenews/42407/global-market-report-south-east-asia/
Paul Anderson, Tổng Giám Đốc công ty Genesus Genetics