Phương pháp nuôi gà đẻ trứng hiệu quả cao
31-12-2016
Phương pháp nuôi gà đẻ trứng như thế nào để mang lại chất lượng cũng như năng suất cao là vấn đề băn khoăn của không ít hộ gia đình. Bởi nuôi gà đẻ trứng là hình thức chăn nuôi mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Hơn nữa trứng gà là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc phương pháp nuôi gà lấy trứng được áp dụng rộng rãi.
1. Chuyển gà lên chuồng đẻ:
- Trước khi tiến hành chuyển gà lên chuồng khoảng 3 ngày, nên cho gà ăn uống tự do và bổ sung thêm vitamin trong thức ăn của chúng. Bên cạnh đó, cần cung cấp nước sẵn ở trong máng trước khi chuyển gà tới.
- Khoảng 2 tuần trước khi chuyển gà lên chuồng nên điều chỉnh lại ánh sáng trong chuồng sao cho phù hợp với cường độ ánh sáng thường ngày của chuồng nuôi gà đẻ. Trong phương pháp nuôi gà đẻ trứng thì việc này cực kì quan trọng và không thể bỏ qua.
- Cần chuyển hết gà sang chuồng gà đẻ trước khi đẻ khoảng 2 tuần, vì gà phải có thời gian thích nghi và hồi phục bởi ảnh hưởng sức khỏe trong quá trình vận chuyển.
- Nên vận chuyển đàn gà càng nhanh càng tốt, thời gian thích hợp nhất là vào sáng sớm hoặc ban đêm, thời tiết dễ chịu.
Ngoài ra, những mô hình trạng trại nuôi gà ta lấy trứng đang được rất nhiều hộ chăn nuôi thử nghiệp và áp dụng thành công mang lại một năng suất đáng nói.
2. Mật độ trong phương pháp nuôi gà đẻ trứng
- Đối với phương pháp nuôi gà siêu trứng, mật độ thích hợp khi nuôi là từ 3-3,5 con/m2. Đây là mật độ khá thấp và thường chỉ áp dụng đối với khí hậu nóng ẩm và nuôi dưới nền. Còn vào mùa lạnh khí hậu hanh khô, nuôi trên sàn thì mật độ cao hơn.
- Nên chia thành các ô, mỗi ô tầm 300-500 con để mật độ được duy trì đều đặn. Việc làm này giúp tránh gà dồn lại vào một chỗ, khiến cho mật độ tập trung không đều. Nếu thực hiện đúng quy trình này ở phương pháp nuôi gà đẻ trứng thì sẽ mang lại kết quả tốt.
3. Thức ăn và nước uống
- Ngay khi gà vừa lên chuồng đẻ phải áp dụng chế độ ăn cho gà đẻ. Bởi trong quá trình vận chuyển gà đến, gà bị ảnh hưởng thần kinh nên ăn sẽ ít hơn, lượng thức ăn giảm. Chính vì vậy, ở giai đoạn đầu thức ăn cho gà phải mới mẻ, thơm ngon cũng như hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, để gà phát triển nhanh chóng. Đây là yêu cầu cơ bản ở phương pháp nuôi gà đẻ trứng.
- Nhiệt độ trong chuồng nuôi sẽ góp phần quyết định năng lượng ở khẩu phần ăn của gà. Nếu nhiệt độ cao thì nhu cầu năng lượng của gà sẽ thấp hơn. Theo phương pháp nuôi gà đẻ trứng, ở giai đoạn 1 (từ 23-42 tuần tuổi), hàm lượng protein và axit amin cần nhiều hơn ở giai đoạn 2 (từ 43-68 tuần tuổi). Nếu như giảm hàm lượng protein và axit amin để giảm khối lượng trứng thì sẽ đỡ tốn kém hơn về mặt kinh tế. Độ tuổi và tỷ lệ đẻ của gà càng cao thì nhu cầu về canxi cũng cao. Nên bổ sung vitamin vào trong khẩu phần thức ăn kích thích gà đẻ trứng bởi thành phần này ảnh hưởng không nhỏ tới tỉ lện ấp nở và nuôi
- Trong phương pháp nuôi gà đẻ trứng, phải luôn chuẩn bị nước uống đầy đủ và sạch cho gà đẻ bởi vì cơ thể chúng dự trữ lượng nước rất ít. Nước được cung cấp đủ sẽ giúp kích thích gà ăn khỏe và tăng trưởng nhanh hơn.
- Nhiệt độ và thời tiết mùa hè cao, nóng nên bổ sung thêm nhiều máng ăn và máng uống cho gà đẻ hơn so với mùa đông lạnh. Đó là những tiêu chuẩn cần thiết về chế độ ăn trong phương pháp nuôi gà lấy trứng.
4. Chăm sóc gà trống | Phương pháp nuôi gà lấy trứng
- Đối với phương pháp nuôi gà siêu trứng thì việc chăm sóc gà trống cực kì quan trọng. Gà trống thường thành thục về tính sớm hơn gà mái. Chúng bắt đầu đạp mái trong khoảng từ 21-22 tuần tuổi. Tỉ lệ ghép trống/mái thông thường từ 1/8 đến 1/9.
- Hàng ngày, cần chú ý quan sát kĩ những con gà trống, nếu phát hiện những con ngả màu yếu cần loại bỏ ngay, đặc biệt là những con gà trống hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc vào nằm trong ổ đẻ. Bởi vì những con trống như vậy cực kì nhút nhát, chúng sẽ không đạp mái, do vậy gây cản trở không gian sống của gà mái đẻ và có thể làm bẩn cũng như vỡ trứng trong ổ.
5. Chuẩn bị ổ đẻ với phương pháp nuôi gà siêu trứng
Ngoài việc cho ăn cũng như chăm sóc, thì phương pháp nuôi gà lấy trứng không thể thiếu việc chuẩn bị ổ đẻ. Ổ đẻ cần được phân bổ đều trong chuồng nuôi. Tốt nhất nên đặt ổ đẻ giữa chuồng sao cho khoảng cách mỗi gà tới ổ đẻ đều là khoảng 5m. Bên cạnh đó, nên sử dụng phoi bào khô sạch để lót ổ đẻ. Số lượng ổ đẻ phải đáp ứng đủ cho gà đẻ tránh trường hợp gà chen lấn nhau làm vỡ trứng.
6. Thu nhặt và bảo quản trứng giống:
Đây là bước cuối cùng của phương pháp nuôi gà đẻ trứng. Trứng giống cần được chăm sóc cẩn thận ở mỗi thời điểm của giai đoạn thu hoạch, bao gồm thu nhặt, vận chuyển cũng như bảo quản. Mỗi ngày nên thu nhặt trứng thường xuyên khoảng tầm 4 lần, bên cạnh đó cần bảo quản trứng ở phòng mát từ 13-18 độ C, và mức độ ẩm 75-80%. Sự phát triển của phôi bắt đầu từ 24 độ C và tỉ lệ nở của trứng ấp sẽ bắt đầu giảm sau 5 ngày và giảm nhiều sau 7 ngày bảo quản. Chính vì vậy phải bảo quản trứng ở phòng mát không quá 7 ngày.
Bên cạnh đó, việc chăn nuôi này không thể bỏ qua các biện pháp phòng bệnh cho gà đẻ trứng bởi nó có thể ảnh hướng tới chất lượng trứng giống sau này. Trên đây là phương pháp nuôi gà đẻ trứng đạt hiệu quả cao thường được nhiều hộ gia đinh sử dụng. Trứng gà là một thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, vừa mang lại giá trị kinh tế cao cho nên rất nhiều bà con nông dân muốn tìm hiểu phương pháp nuôi gà đẻ trứng để cải thiện kinh tế gia đình. Vì vậy bài viết này đã một phần nào giúp bà con có được cách nuôi gà lấy trứng đạt chất lượng cao.