BioSpring
ky-thuat-nuoi-ga-ri-de-trung

Kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng siêu hiệu quả

06-01-2017

Kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng là một trong những chủ đề nóng hổi trong giới chăn nuôi gia cầm. Bởi nếu bàn luận về hình thức chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng hiện nay có hai dạng chính là nuôi lấy thịt và nuôi lấy trứng. Dù nuôi lấy thịt hay lấy trứng thì gà Ri vẫn được ưa chuộng nhất bởi chất lượng thực phẩm ngon và bổ dưỡng trong đó trứng gà Ri là khan hiếm trên thị trường bởi vì gà Ri là loài đẻ ít hơn rất nhiều so với gà siêu trứng như gà Ai Cập, D300. Sau đây BioSpring xin chia sẻ kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng để bà con tham khảo làm sao thực hiện mô hình chăn nuôi này có hiệu quả.

1. Chuồng nuôi gà đẻ trứng

Trong kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng thì bà con phải tiến hành các khâu chuẩn bị chu đáo, một trong những khâu đó là chuẩn bị chuồng nuôi cho gà ri

  • Chuồng gà ri không cần phải kiên cố như gà công nghiệp, đầu tư chi phí trang thiết bị cũng ít tốn kém hơn. Tuy nhiên dù không kiên cố chuồng cũng phải làm ở nơi cao ráo, sạch sẽ.
  • Nền chuồng cao ráo, dễ dàng vệ sinh.
  • Một điểm lưu ý trong kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng khi tiến hành chuẩn bị chuồng cho gà đó là nên dựng chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để đảm bỏ mát mẻ về mùa hè ấm áp về mùa đông. Nếu chuồng xây kín thì nên có hệ thống thông gió, hút mùi, điều hòa không khí.
  • Kích thước chuồng đủ rộng để gà về ngủ và ánh sáng tự nhiên chiếu vào . Nếu vào mùa đông không đủ sáng thì bà con lắp thêm đèn chiếu sáng và hệ thống sưởi tránh rét.
  • Chuồng gà đẻ phải thiết kế ổ đẻ. khi áp dụng các kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng thì bà con chú ý rằng ổ đẻ lót cách mặt nền khoảng 0,5 – 1m. Ổ có đệm lót bằng rơm khô, cỏ khô hay lá chuối khô. Lưu ý bà con, gà ri lúc đẻ hay nhảy ổ nên ổ lót phải chắc chắn để không bị lật ổ dẫn đến bể trứng.1 ô có thẻ sử dụng cho 2-3 con đẻ, không nên để nhiều con trên một ổ vì giống gà này hay giành ổ của riêng mình nên khi đẻ mà có con khác nằm cùng chúng sẽ bị phiền thậm chí cắn mổ nhau.

2. Nuôi gà ta đẻ trứng

ky-thuat-nuoi-ga-ri-de-trung

<Ảnh: Kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng siêu hiệu quả>

Một điểm bà con cũng hết sức lưu ý trong kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng đó là chuẩn bị thức ăn cho gà ri. Bởi thức ăn có đảm bảo chất dinh dưỡng hay không sẽ quyết định sản lượng và chất lượng của trứng.

2.1. Thức ăn cho gà Ri đẻ trứng.

  • Gà từ 1 – 20 tuần tuổi: để gà lớn bà con có thể bổ sung thêm cám tổng họp cho gà hậu bị như cám con cò. Nhưng trong khẩu phần của gà Ri không thể thiếu các thức ăn tự nhiên như ngô, lúa… vì các loại thức ăn này góp phần làm nên chất lượng của gà. Một điểm trong kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng mà bà con cần lưu ý khi gà hậu bị đó là bà con không cho gà ăn quá nhiều tinh bột như vậy sẽ khiến gà bị béo và ảnh hưởng đến lượng trứng đẻ. Cũng không để gà bị gầy vì gà sẽ không đủ sức cho giai đoạn đẻ và vì vậy mà sản lượng trứng cũng giảm sút thậm chí gà đẻ muộn hoặc không đẻ. Bà con có thể kiểm tra thể trạng của gà bằng cách sờ nắn vùng dọc xương sống. Nếu xương sống nhô ra là gà quá gầy, nếu lớp mỡ nhô cao hơn vùng xương sống thì gà quá mập.
  • Gà Ri bắt đầu đẻ từ tuần 20 và khoảng 75 tuần tuổi sẽ giảm sản lượng trứng rõ rệt và lúc này bà con nên xuất gà thương phẩm. Giai đoạn này gà cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo tiêu chuẩn của gà đẻ trứng. Bà con cần quan sát màu trứng, độ dạy vỏ trứng để bổ sung lượng canxi cho gà. Nếu vỏ trứng hồng, mỏng là thiếu canxi. Nếu trọng lượng trứng bé là do thiếu dinh dưỡng cần bổ sung đạm như bột cá, cám đậu nành, lúa mầm…. Sau vài tuần bà con cần định lại trọng lượng của gà để xem xét thay đổi khẩu phần thức ăn phù hợp.

2.2. Cách thức chăm sóc

Để gà ri cho sản lượng trứng như mong muốn của người nuôi thì ngoài áp dụng các kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng thì bà con cũng nên chú ý tới cách chăm sóc cho gà. Như là:

  • Khi cho gà ăn bà con đổ hỗn hợp thức ăn đã dược đảo đều trong máng ăn của gà. Chú ý thức ăn phải dàn đều trong máng để gà không giành nhau.
  • Khi gà đẻ trứng không giảm khẩu phần ăn của gà vì sẽ làm cho sản lượng trứng giảm sút. Nhưng khi tỷ lệ đẻ giảm thì phải giảm khẩu phần ăn tránh thua lỗ cho bà con.
  • Cho gà ăn ngày 2 – 3 lần nhất là phải cho gà ăn buổi sáng và buổi tối. Khác với gà thịt cho ăn ít vào buổi sáng để gà đói đi kiếm ăn thì với gà đẻ trứng bà con cho ăn buổi sáng nhiều hơn khoảng 60% khẩu phần và phần còn lại vào buổi trưa và chiều vì gà ri thường đẻ vào giữa sáng cho đến trưa, nếu gà đói sẽ không đẻ hoặc gà mải di kiếm ăn xa sẽ quên về ổ đẻ.
  •  Nước uống đầy đủ và phải đảm bảo nước sạch nên tránh không cho gà uống nước ao hồ hay các vũng nước đọng trọng vườn.
  • Một điểm lưu ý trong kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng đó là để kích thích gà đẻ trứng nhiều thì bà con cần phải duy trì độ chiếu sáng là trong khoảng 16 giờ/ngày. Nên sử dụng thêm bóng đèn sợi đốt cho thời kì đẻ 4W / 1m2. Sáng bà con có thể thắp đèn  từ 4 – 6 giờ. Tối thắp từ 18 – 20 giờ càn ban ngày để gà phơi nắng tự nhiên.
  • Trong qua trình nuôi gà Ri đẻ trứng bà con quan sát loại bỏ những con gà  có đầu quá tơ, quá dài, những con da có vảy trắng vì những con này năng suất đẻ yếu.

2.3.  Thu nhặt và bảo quản trứng.

  • Bà con nên thu trứng 2 lần một ngày. Với gà Ri thường phải để lại 1 trứng làm dấu ổ nên khi lấy trứng bà con chú ý để lại trứng mới, không để lại trứng cũ vì để lâu  gà nằm đẻ sẽ tỏa nhiệt trứng sẽ bị thành hình.
  • trứng gà thương phẩm bảo quản ở nhiệt độ 18 – 20 độ C.
  • Nếu để trứng giống nhiệt độ bảo quản phải cao hơn khoảng 25 – 28 độ C nhưng không để quá nóng.

 

Kết lại, để có thể chăn nuôi một và có một vụ thu năng suất những chia sẻ về kỹ thuật nuôi gà ri đẻ trứng sẽ giúp cho bà con thành công khi thực hiện dự án kiểu này. Chúc bà con thành công.