Kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng hiệu quả
07-01-2017
Hiện nay bạn đọc có thể tìm thấy nhiều chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng trên nhiều diễn đàn, bởi ngoài nuôi gà thịt thì nuôi gà đẻ trứng cũng mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho bà con nông dân. Nhưng những người mới bắt đầu nuôi gà đẻ trứng còn nhiều băn khoăn và những kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng sau đây có thể giúp ích cho bà con trong dự án nuôi gà đẻ trứng.
1. Chuồng nuôi gà đẻ trứng
Để tiến hành mô hình nuôi gà đẻ trứng hiệu quả thì bà con phải chuẩn bị chuồng nuôi thật cẩn thật, sau đây Anh Minh chủ một trang trại nuôi trứng đã chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng bằng cách chuẩn bị chuồng nuôi như sau:
1.1. Địa điển làm chuồng gà:
Theo kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng của anh Minh thì chuồng được xây dựng ở vị trí cao ráo, không ẩm ướt, không gần khu dân cư, không gần chuồng bò, chuồng heo. Nên xây chuồng theo hướng Nam hoặc Đông Nam để có ánh mặt trời rọi vào buổi sáng giúp tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh và không bị nắng gắt vào buổi chiều. Không nên làm chuồng theo hướng Đông Bắc (Miền Bắc) và Tây Nam (miền Nam) để tránh gió mùa mưa rét. Với kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng của anh Minh thì anh cũng nói thêm rằng cần chú ý khi thiết kế chuồng, chuồng nên xây cao rộng, mái dốc và nên để ý đến thời tiết để không bị nóng vào mùa hè và bị rét vào mùa đông.
1.2. Một số kiểu chuồng gà đẻ trứng:
- Theo kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng của anh Minh, thì anh cho hay trong kiểu chuồng gà đẻ trứng thì có kiểu chuồng 4 mái kiên cố và bán kiên cố: Đây là kiểu chuồng được xây dựng nhiều, sử dụng rộng rãi. Chuồng có thể được xây dựng bằng vật liệu tre, luồng hay thép với mái lợp tôn hoặc lợp tranh, lá cọ, lá mía. Hai bên có thể xây bằng gạch, mặt trước, sau làm bằng lưới B40 hoặc đan tre nứa để che chắn. Hai mặt phải có rèm phủ để che mưa nắng. Phía dưới có thể xây tường có độ cao khoảng 30-40cm. Kiểu chuồng này có hai tầng mái tạo sự thông thoáng trong khi nuôi.
- Anh Minh cũng chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng của anh trong khâu chọn chuồng là : Bà con nên xây dựng kiểu chuồng bán kiên cố 2 mái: Kiểu chuồng này hai mái được thiết kế bằng nhau hoặc lệch nhau. Vật liệu thường là tre gỗ, cành cây, nứa mái lợp bằng tôn, pro xi măng hoặc tranh, lá dừa, lá cọ…Kích thước chuồng tùy vào quy mô nuôi. Cần chú ý che chắn tránh mưa gió.
- Lưu ý: Cũng theo kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng mà nhiều người vẫn làm hiện nay đó là làm chuồng nuôi gà đẻ trứng cần phải thiết kế thêm ổ đẻ. Ổ đẻ làm 2 tầng, mỗi ổ có đệm lót và chú ý thay đệm lót định kì để tạo sự khô ráo, sạch sẽ cho gà đẻ trứng.
2. Một vài kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng của mình khi áp dụng các kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng thả vườn anh Minh cho hay.
2.1. Chuyển gà lên chuồng đẻ
- Khi gà nuôi được 20 tuần tuổi thì chuyển gà lên chuồng đẻ. Khi chuyển bà lên chuồng đẻ bà con nên để gà ăn tự do và tăng cường vitamin trong thức ăn, nước uống trước đó 3 ngày để tránh gà bị stret
- Trước khi chuyển chuồng khoảng hai tuần bà con cần điều chỉnh nhiệt độ , ánh sáng trong chuồng nuôi gà hậu bị thích hợp với chuồng gà đẻ.
- Trước khi gà bắt đầu đẻ 2 tuần gà phải được đưa vào hết trong chuồng đẻ để gà có thời gian thích nghi và phục hồi sức khỏe.
2.2. Mật độ:
- Cả đàn gà gồm trống và mái thì khoảng 3-3,5 con/ m2. Kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng hiệu quả đó là người nuôi duy trì mật độ nuôi nên chia các ô nuôi từ 300- 500 con/ ô.
2.3. Nước uống:
- Luôn phải duy trì nước uống cho gà bởi gà là loại dự trữ lượng nước rất nhỏ. Lượng nước uống cho gà đẻ càng phải nhiều hơn và tuyệt đối phải chú ý khâu vệ sinh nước và máng uống.
2.4. Thức ăn:
- Khi mới chuyển gà lên chuồng đẻ cần thay đổi thức ăn để kích thích gà ăn và tăng trưởng cũng như tích lũy chất dinh dưỡng cho quá trình đẻ.
- Năng lượng và khẩu phần ăn còn tùy thuộc và nhiệt độ chuồng.
- Kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng cho hay trong giai đoạn đẻ pha 1( 23-42 tuần tuổi) nhu cầu Protein và Axitamin lớn nhưng đến giai đoạn đẻ pha 2 (43-68 tuần tuổi) thì nhu cầu lại giảm bớt vì vậy việc điều chỉnh lượng Protein và Axit amin trong khẩu phần ăn trong mỗi giai đoạn ảnh hưởng nhiều đến khối lượng trứng và hiệu quả kinh tế.
- Nhu cầu Canxi tăng theo tuổi thọ của gà và tỷ lệ đẻ nên bà con nên nhớ bổ sung canxi vào khẩu phần ăn của gà nhất là trong giai đoạn đẻ trứng.
2.5. Ổ đẻ:
- Anh Minh có nói thêm về kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng đó là cần chú ý tới thiết kế ổ đẻ cho gà. Ổ đẻ phải được phân bố đều trong chuồng đẻ, khoảng cách giữa gà với ổ tốt nhất là khoảng 5m, và ổ đặt giữa chuồng. Lưu ý số lượng ổ đủ để cho gà đẻ tránh chen lấn, đẻ chồng lên nhau. Cửa vào ổ đẻ nên quay vào hướng bóng râm tạo sự kín đáo hấp dẫn gà đẻ.
2.6. Thu nhặt và bảo quản trứng:
Các bài chia sẻ về kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng trên các diễn đàn uy tín cũng cho hay bà con nên:
- Thu nhặt thường xuyên nên 4 lần/ ngày.
- Bảo quản ở nhiệt đọ 13-18oC, độ ẩm 75- 80 %.
- Bảo quản phòng mát không quá 7 ngày.
3. Gà đẻ trứng trong bao lâu
Theo các kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng của nhiều hộ chăn nuôi thì thông thường gà nuôi khoảng 20 tuần tuổi là bắt đầu đẻ. Nếu không cho ấp tự nhiên thì mỗi lứa đẻ khoảng 12-15 ngày. Và gà sẽ đẻ lại vào khảng 2 tuần sau mỗi đợt đẻ. Mỗi con gà có thể đẻ 20 lứa trong vòng đời của nó thì bà con nên thay giống khác.
4. Kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng:
Anh Minh cũng nói thêm về kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng đó là so với nuôi gà thịt, nuôi gà đẻ trứng mang lại hiệu quả kinh tế không kém. Thị trường tiêu thụ rộng bởi trứng là thực phẩm thiết yếu trong tất cả các gia đình. Đầu tư nuôi gà đẻ trứng có thể cao hơn nuôi gà thịt nhưng bù lại bà con thu hoạch được thời gian dài vì vậy hiệu quả kinh tế cũng cao.
Những chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng hy vọng sẽ hữu ích cho bà con nông dân trong dự án nuôi gà đẻ trứng phát triển kinh tế mang lại một cuộc sống sung túc, no đủ cho người nông dân việt Nam. Ngoài ra bà con có thể đọc thêm các kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng trên BioSpring để đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm. Chúc bà con thành công với dự án nuôi gà đẻ trứng.