Công thức phối trộn thức ăn cho cá đạt năng suất cao
29-12-2016
Thức ăn là một yếu tố đóng vai trò quyết định đến năng suất cá trong mỗi vụ nuôi. Vì thế công thức phối trộn thức ăn cho cá là vô cùng cần thiết để tạo ra được nguồn dinh dưỡng cân bằng cho cá phát triển tốt nhất. Vậy đâu là công thức chế biến thức ăn cho cá hiệu quả nhất hiện nay? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc câu hỏi này.
1. Những nguyên liệu thường được sử dụng:
-
Nhóm nguyên liệu tươi:
Trong công thức phối trộn thức ăn cho cá thì nguyên liệu tươi cực kì quan trọng. Đây là những nguyên liệu có nguồn gốc động vật như cá tạp, ốc, tôm tép, giun…và có nguồn gốc thực vật như rau, bèo, cỏ, lá xanh… Nhóm nguyên liệu này thường được chế biến cho cá ăn ngay trong ngày hoặc có thể ủ lên men rồi mới cho ăn.
-
Nguyên liệu khô:
Công thức chế biến thức ăn cho cá đối với nguyên liệu khô khá dễ. Đây là nguyên liệu có nguồn gốc thực vật gồm các loại hạt như ngô, gạo, đậu tương, sắn…và nguồn gốc động vật như bột cá, thịt, xương, cám gạo, hay đậu nành… Những nguyên liệu này có thể cho cá ăn trực tiếp. Khi các nhiều nguyên liệu này được hòa trộn với nhau một theo tỷ lệ nhất định, sau đó cho cá ăn thì được gọi là thức ăn chế biến. Ví dụ về công thức pha trộn thức ăn cho cá như sau: khi trộn bột ngô với bột cá thì cần phải nghiền nhỏ hoặc thể dùng máy băm nghiền đa năng 3A để nghiền nhỏ các nguyên liệu thành bột mịn giúp tăng khả năng tiêu hóa của cá.
Trong những năm gần đây có rất nhiều công thức phối trộn thức ăn cho cá nhằm phục vụ nhu cầu nuôi cá của bà con.
2. Một số loại hình trong công thức phối trộn thức ăn cho cá
- Thức ăn ở dạng viên: các nguyên liệu khô thường được phối trộn theo công thức, sau đó trộn với nước đủ ẩm rồi đưa vào máy ép viên. Sau khi tạo viên xong, thức ăn được phơi nắng hoặc sấy khô rồi đóng bao cho cá ăn dần. Đây là công thức pha trộn thức ăn cho cá phổ biến rộng rãi hiện nay.
- Phương pháp đơn giản và dễ làm nhất là trộn nguyên liệu dạng bột với một ít nước sạch gồm: cám gạo, bột ngô, thóc nghiền, bột đỗ tương, khô dầu sau đó nghiền nhỏ, trộn đều và vắt thành các nắm, cho vào máng ăn cho ăn hằng ngày; lượng thức ăn chỉ từ 2 đến 4% tổng khối lượng cá mỗi ngày. Ngoài ra để tạo chất kết dính cho thức ăn có thể cho thêm 2-4% bột sắn, sau đó đun chín và cắt thành từng miếng cho cá ăn. Công thức phối trộn thức ăn cho cá như thế này khá dễ làm và không quá tốn kém.
- Có thể cấy men: Gồm men rượu, men bánh mì, men bia…để trộn và ủ thức ăn để cho cá ăn ngay. Bên cạnh đó, có thể ủ lên men nguyên liệu rồi dùng máy ép đùn tạo thành viên, rồi phơi khô hoặc sấy để dùng dần. Các loại thức ăn ủ men có ưu điểm là mùi vị thơm, giá trị dinh dưỡng cao, cũng như dễ tiêu hóa và kích thích tính sự thèm ăn của cá. Loại thức ăn này không thể bảo quản lâu nên mỗi lần ủ chỉ vừa đủ cho cá ăn trong khoảng 2-3 ngày. Công thức pha trộn thức ăn cho cá như vậy rất thích hợp trong việc cho cá ăn và tăng trưởng nhanh.
- Các loại bột mịn nấu chín thành chất loãng dùng cho cá giống. Nên trộn các nguyên liệu tươi với dạng bột với nhau nấu chín thành dạng đặc để cho các loại cá ăn. Đây là một trong những công thức chế biến thức ăn cho cá phổ biến và dễ thực hiện.
3. Công thức chế biến thức ăn cho cá
- Việc đầu tiên khi chế biến thức ăn cho cá là phải kiểm tra nguyên liệu nhằm loại bỏ các sản phẩm bị mối mọt, iu thối hay nấm mốc.
- Tiếp theo, đem cân nguyên liệu rồi tiến hành theo công thức pha trộn thức ăn cho cá, nghiền và phối trộn đều các nguyên liệu lại với nhau. Các nguyên liệu đem nghiền mịn và cân theo tỉ lệ định trước, sau đó phối trộn đều. Nấu chín thức ăn, để nguội, rồi làm nhỏ thức ăn hoặc vo thành viên cho cá ăn. Thức ăn chín rất tốt và giúp cá hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi.
- Nguồn nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp dùng để chế biến thức ăn cho cá luôn được bảo quản an toàn, tránh bị ẩm và nấm mốc gây hại. Còn các sản phẩm đã bị nấm mốc cần phải thải loại ngay.
- Trong công thức phối trộn thức ăn cho cá, đối với thức ăn tươi trước khi chế biến cần rửa sạch, sau đó nghiền vừa cỡ miệng cá, rồi cho cá ăn ngay khi còn tươi. Loại thức ăn này rất thích hợp với các loại cá trê, trắm cỏ, chim trắng, rô phi, chép…
Ngoài ra, việc chế biến thức ăn hỗn hợp phải chuẩn bị nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng và phối chế thích hợp để sử dụng có hiệu quả và kinh tế nhất. Với những bà con nuôi cá basa ở miền Bắc thì việc sử dụng công thức này khá hợp lý.
Công thức tính phối trộn thức ăn cho cá có thể thực hiện như ví dụ sau:
30% bột ngô + 10% bột cá +20% bột đỗ tương + 30% cám + 10% thóc nghiền.
Thực tế cho thấy một số loại nguyên liệu thuộc họ đậu, đỗ có chứa các thành phần khó tiêu hóa. Vì vậy, việc sử dụng men ủ sẽ giúp cá dễ tiêu hóa hơn, gia tăng sức đề kháng. Công thức phối trộn thức ăn cho cá cần được bổ sung thuốc bằng cách phối trộn chung với các nguyên liệu khác khi cá bị bệnh. Với những thức ăn được nấu chín, cần chú ý để nguội nhằm tránh để các thành phần trong thuốc bị phân hủy.
Công thức này có thể áp dụng với các loại thức ăn dành cho cá diêu hồng, cá tra, cá chép,…
BioSpring nhận thấy, khá nhiều bà con luôn có câu hỏi “Nuôi cá gì có giá trị kinh tế cao” nhưng BioSpring nghĩ rằng để đạt năng suất cần có cách sử dụng công thức phối trộn thức ăn cho cá hợp lý.Với bất cứ hình thức nuôi cá nào thì thức ăn vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Do đó, công thức chế biến thức ăn cho cá đúng cách thì sẽ giúp giảm được chi phí đầu vào, đồng thời còn làm tăng năng suất và sản lượng cá sau mỗi mùa vụ. Trên đây là một số công thức phối trộn thức ăn cho cá mà bà con có thể áp dụng.