BioSpring
bang-thuc-an-cho-tom-the-chan-trang

Bảng các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng theo giai đoạn

25-12-2016

Nuôi tôm thẻ chân trắng cho lợi nhuận kinh tế cao những cũng đòi hỏi kỹ thuật nuôi chuyên nghiệp. Bảng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng phân theo giai đoạn sẽ giúp bà con nắm được giá trị dinh dưỡng, thành phần, tỷ lệ thành phần dinh dưỡng cho tôm ăn trong từng giai đoạn thể trọng, từ đó có thể chọn được loại thức ăn phù hợp cũng như kiểm soát được dinh dưỡng trong nuôi tôm. Giá thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng giữ ở mức ổn định cho nên khi biết được các con số này, bà con cũng dễ dàng tối ưu hơn trong cách cho tôm ăn, tối ưu chi phí thức ăn.

 

  1. Bảng các loại thức ăn tôm thẻ chân trắng

 

Thức ăn tôm thẻ chân trắng được chia thành 6 loại cơ bản và phù hợp với 6 giai đoạn phát triển thể trọng của tôm. Căn cứ vào các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng này, bà con sẽ tìm hiểu được thành phần và tỷ lệ thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của tôm.

 

Giai đoạn thể trọng tôm thẻ chân trắng

(Đơn vị: Gam/con)

Dạng thức ăn tôm thẻ chân trắng
0,1g đến 1g Mảnh hoặc viên
1g đến 3g Mảnh hoặc viên
3g đến 8g Mảnh hoặc viên
8g đến 12g Viên
12g đến 20 Viên
20g trở lên Viên

Tên bảng: Bảng các loại thức ăn tôm thẻ chân trắng theo giai đoạn thể trọng

 

2. Thành phần các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

bang-thuc-an-cho-tom-the-chan-trang

<Ảnh: Bảng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng>

Các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng cần đảm bảo những thành phần dinh dưỡng cơ bản nhất đáp ứng nhu cầu cho tôm sinh trưởng tốt và khỏe mạnh. Đồng thời tỷ lệ các thành phần trong thức ăn tôm thẻ chân trắng cần đảm bảo để tránh các bệnh ở tôm, đồng thời cho hiệu quả nuôi tôm tốt.

 

Thành phần dinh dưỡng quyết định rất lớn tới hiệu quả và năng suất nuôi tôm, vì vậy, khi lựa chọn thức ăn cho tôm, bà con hãy căn cứ theo những giá trị thành phần này để chọn được loại thức ăn phù hợp nhất cho tôm. Bảng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng theo thành phần sau đây sẽ giúp bà con có căn cứ cho mình.

 

Thành phần dinh dưỡng và tỷ lệ Thức ăn theo giai đoạn thể trọng
0,1g –1g 1g – 3g 3g – 8g 8g – 12g 12g – 20 > 20g
Protein thô (%) 38 36 34 34 33 32
Lipid thô (%) 5 – 7 5 – 7 5 – 7 4 – 6 4 – 6 4 – 6
Xơ thô (%) 3 4 4 4 4 4
Lyzin (%) 1,8 1,8 1,7 1,6 1,5 1,5
Methionin (%) 0,8 0,8 0,7 0,7 0,6 0,6
Tro (%) 14 14 15 15 16 16
Canxi (%) <2,3 <2,3 <2,3 <2,3 <2,3 <2,3
Natri Clorua (%) <2 <2 <2 <2 <2 <2

Tên bảng: Bảng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng theo thành phần

 

3. Lưu ý khi quản lý thức ăn tôm thẻ chân trắng

Tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng năm qua của nước ta có sự tiến triển một phần nhờ vào việc các hộ chăn nuôi tôm thẻ áp dụng tốt phương pháp quản lý thức ăn và giữ mức dinh dưỡng cho tôm.

Các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng khi được chọn sử dụng cần có chế độ quản lý và kiểm soát lượng cho ăn. Những lưu ý trong cách quản lý thức ăn tôm thẻ chân trắng sau đây bà con hãy tham khảo để việc quản lý được hiệu quả hơn.

 

  • Cho tôm ăn thức ăn theo bảng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng vào lúc trời mưa, khả năng bắt mồi của tôm sẽ giảm sút do ảnh hưởng của hàm lượng khí độc trong ao nuôi tăng cao. Bà con nuôi theo mô hình ao cần lưu ý vấn đề này và có biện pháp khắc phục trong những ngày mưa. Đối với các mô hình nuôi công nghiệp có qua xử lý nước thì khâu cho ăn trở nên đơn giản hơn.
  • Trước khi cho ăn, bà con cần lên trước khẩu phần ăn, khối lượng cho ăn theo thể trọng, thời gian cho ăn và chia nhỏ khối lượng cho ăn theo các bữa nhằm một phần nào đó cải thiện tình trạng việc cho ăn bị hạn chế vào những ngày thời tiết thay đổi, đồng thời việc kiểm soát và ghi chép cũng đơn giản hơn.
  • Nếu môi trường nước ao xuất hiện các tác nhân gây ngộ độc khí độc như tảo tàn, bà con không nên cho ăn các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng nhằm tránh gây ra các stress và khiến tôm có thể mắc bệnh.
  • Dựa vào bảng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng để chọn lựa loại thức ăn phù hợp cho giai đoạn phát triển của tôm, cũng như dạng thức ăn phù hợp. Trong những ngày thuộc giai đoạn tôm lột xác, bà con nên giảm lượng thức ăn công nghiệp cho ăn và cần bổ sung lượng khoáng cho tôm.
  • Cách kiểm tra tôm có ăn đầy đủ thức ăn tôm thẻ chân trắng hay không là bà con hãy kiểm tra ruột tôm. Nếu ruột tôm có màu đen tức là tôm đang sử dụng các thức ăn tự nhiên trong ao nuôi, nếu tôm ruột nâu tức là đã ăn no thức ăn cho ăn. Căn cứ vào đặc điểm này, bà con hãy điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

 

Quản lý bảng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng là một kỹ năng rất quan trọng trong quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng. Thức ăn chiếm tới 50% chi phí sản xuất tôm thẻ, vì vậy, khi nắm được các loại thức ăn và thành phần dinh dưỡng sẽ giúp bà con lựa chọn được loại thức ăn có giá trị phù hợp, tối ưu tốt hơn các chi phí trong quá trình nuôi tôm, từ đó nâng cao hiệu quả và lợi nhuận kinh tế. Chia theo từng giai đoạn sinh trưởng của tôm kèm theo thành phần và tỷ lệ dinh dưỡng, bảng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng đóng vai trò, ý nghĩa quan trọng trong ngành nuôi tôm thẻ.