BioSpring
tinh-hinh-xuat-khau-tom-the-chan-trang

Tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng năm 2016

25-12-2016

Trong năm 2016, tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng được đánh giá là có nhiều khởi sắc, thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ tăng đáng kể so với giai đoạn cuối năm 2015 cũng như trong năm 2015. Tuy thị trường xuất khẩu thủy sản của nước ta có chiều hướng giảm sút do nhiều biến động về thời tiết và thiên nhiên, tuy nhiên các đơn vị nước ta áp dụng khá tốt quy trình sản xuất tôm thẻ chân trắng cho nên khả năng xuất khẩu tôm thẻ vẫn duy trì ở mức tốt, điều này khiến nhiều người nuôi tôm thẻ đặt kỳ vọng rất nhiều ở vụ tôm cuối năm nay.

 

Tình hình chung về ngành xuất khẩu tôm 2016

 

  1. Theo đánh giá, ngành tôm 2016 phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Những bất lợi tới từ nhiều phía khác nhau, trong đó nghiêm trọng nhất là vấn đề thời tiết khắc nghiệt, tình trạng xâm nhập mặn thường xuyên, nguyên liệu khan hiếm kèm theo những đợt dịch bệnh bùng phát khó kiểm soát.
  2. Tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng có khả quan hơn nhờ việc đầu tư có hiệu quả, áp dụng công nghệ và đổi mới công nghệ nuôi tôm tốt cũng như sự nỗ lực của người dân trước tình trạng khó khăn. Từ những dấu hiệu tốt trong tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng  mà kim ngạch xuất khẩu chung của ngành thủy sản trở nên khởi sắc hơn.
  3. Sự tác động của môi trường và khí hậu khiến tình trạng sản xuất và xuất khẩu tôm Sú rơi vào tình trạng báo động dù quy mô nuôi trồng và sản lượng vẫn trên đà tăng, tuy nhiên hiệu quả nuôi tôm sú trên quy mô nuôi lại không được như ý. Tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng khả quan hơn khi diện tích nuôi tôm thẻ tăng 11,8%, ước tính khoảng 65.297 ha. Diện tích nuôi tôm thẻ nước lợ khoảng 82.000 ha.
  4. Tính đến tháng 10 năm 2016, xuất khẩu tôm nước ta đạt giá trị 2,58 tỷ USD, tăng hơn 5,2% so với cùng kỳ của năm trước. So với nhiều nước có lợi thể xuất khẩu tôm trên thế giới nhưng đang rơi vào tình trạng khủng hoảng xuất khẩu tôm nặng thì ngành tôm của Việt Nam vẫn được coi là có triển vọng hơn rất nhiều. Những thành quả từ tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng và tôm sú Việt Nam xuất phát chủ yếu từ khả năng ứng phó kịp thời, nhanh nhạy và có hiệu quả từ người nuôi trồng tôm cũng như các chuyên gia nuôi trồng thủy sản và các kỹ thuật nuôi tôm mới, hiện đại.
  5. Tính tới thời điểm tháng 10 năm 2016, tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã tăng đáng kể, giá trị xuất khẩu tôm thẻ tăng 11%, còn tôm sú đang giảm 5% so với cùng kỳ. Dòng tôm nước lợ được dự báo là vẫn tăng, tuy nhiên triển vọng cho tôm sú vẫn ít hơn so với tôm thẻ chân trắng.

 

Yếu tố ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng

tinh-hinh-xuat-khau-tom-the-chan-trang

<Ảnh: Tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng>

  • Có nhiều vấn đề, nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như thời tiết, môi trường, nguyên liệu, thị trường, giá thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng giữ ở mức ổn định… thì các nguyên nhân chủ quan như chọn con giống, kỹ thuật nuôi tôm, kinh nghiệm ứng phó,… của người dân đều có ảnh hưởng lớn tới tình hình xuất khẩu tôm Việt Nam.
  • Tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ. Khi thị trường nâng mức tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm tôm đồng nghĩa với việc số lượng tôm không đạt chuẩn sẽ tăng lên, gây khó khăn cho việc xuất khẩu. Đặc biệt là khi nhu cầu thị trường giảm sút thì khả năng xuất khẩu cũng giảm dù mọi khâu chất lượng đều đảm bảo.
  • Khí hậu và môi trường nuôi tôm cũng ảnh hưởng nhiều tới năng suất và chất lượng tôm thịt. Tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sẽ bị ảnh hưởng khi năng suất và chất lượng tôm giảm. Yếu tố mô trường và khí hậu có thể được kiểm soát tốt tại các trại nuôi tôm hiện đại, áp dụng công nghệ và kỹ thuật nuôi cao cấp, tiên tiến. Tuy nhiên tại các vùng nuôi tôm dựa vào điều kiện vùng biển, vùng nước lợ lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi các vùng nuôi tôm này lại chiếm tỷ trọng lớn.
  • Ngoài yếu tố khí hậu khắc nghiệt, thị trường con giống, nguyên liệu chăn nuôi gặp khó khăn cũng ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng. Nếu nguồn giống không đảm bảo, vấn đề chất lượng con giống không được cải thiện thì chất lượng tôm thành phẩm cũng không thể được cải thiện.
  • Tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sẽ gặp khó khăn nếu mô hình nuôi tôm thẻ không nghiên cứu và áp dụng được kỹ thuật nuôi tôm phù hợp nhằm ứng phó với các bất lợi do những nguyên nhân phía trên gây nên. Nhất là khi tôm phát sinh bệnh tật khó kiểm soát, việc sử dụng nhiều kháng sinh sẽ khiến giá trị dinh dưỡng của tôm bị ảnh hưởng, đồng thời chất lượng tôm giảm sút, tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sẽ bị kém đi do không qua được khâu kiểm tra chất lượng.

 

Tuy nhiên việc mở rộng mô hình làm giàu từ tôm thẻ chân trắng phải đi kèm với những kỹ thuật, công nghệ nuôi tôm tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn để nâng cao năng suất và chất lượng tôm thịt thành phẩm. Đồng thời bà con cần có phương pháp để xử lý những vấn đề khó khăn có thể phát sinh. Trước tình hình xuất khẩu tôm thẻ chân trắng  có những bước khởi sắc, bà con hãy tận dụng cơ hội để phát triển mở rộng mô hình nuôi tôm thẻ.