Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ và biện pháp nâng cao năng suất
12-12-2016
Áp dụng kỹ thuật nuôi heo nái đẻ phù hợp là biện pháp nâng cao năng suất heo nái sinh sản hiệu quả. Trong nhiều khâu chăn nuôi, việc tối ưu và quản lý tốt sẽ khiến cho nhiều chi phí chăn nuôi được cắt giảm, năng suất nuôi nái vẫn tăng đều đặn nhờ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản tiên tiến và có hiệu quả. Bài viết sẽ hướng dẫn bà con tập trung vào biện pháp giúp nâng cao năng suất của đàn heo nái đẻ, bằng cách tối ưu tốt một số khâu trong kỹ thuật nuôi heo nái. Sau đây là một vài kiến thức chuyên ngành về kỹ thuật nuôi heo nái đẻ mà BioSpring đã tích lũy được từ những kinh nghiệm chăn nuôi.
Kỹ thuật phối giống heo nái đẻ
Phối giống là khâu quyết định rất lớn tới năng suất sinh sản của heo nái. Phối giống quá sớm hay quá muộn, phối không đúng cách đều khiến heo nái giảm năng suất, giảm khả năng thụ thai. Kỹ thuật phối giống là một kỹ thuật quan trọng trong cách nuôi heo nái đẻ bà con cần quan tâm.
Không nên cho heo nái phối giống lại
Nhiều bà con vẫn tiếp tục sử dụng heo nái hậu bị để phối giống lại mặc dù lần đầu phối không thành công. Theo kinh nghiệm chăn nuôi heo nái đẻ của BioSpring, bà con nên loại những heo hậu bị này, bởi việc tiếp tục đầu tư vào heo nái hỏng lần đầu sẽ phát sinh chi phí là chủ yếu. Không có kỹ thuật nuôi heo nái đẻ nào cho heo hậu bị không đạt lần phối giống đầu. Thông thường, tỷ lệ phối giống lần đầu tiên thành công tới 96%, vì vậy, bà con nên mạnh dạn loại những heo hậu bị không đạt tiêu chuẩn.
Nên phối giống cho heo vào buổi sáng sớm
Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ được nghiên cứu chi tiết, cẩn thận từng thói quen và tập tính của heo. Theo nghiên cứu này, heo phối giống lúc sớm, khi heo đực chưa được ăn sẽ kích thích mạnh hơn. Chuồng trại sáng sớm có độ yên tĩnh, đủ tiêu chuẩn để phối giống. Nên để heo nái phối giống sau khi đã chịu đực 24 tiếng.
Đối với heo nái cai sữa, sau khi cai sữa từ 4 đến 6 ngày đưa vào phối giống. Kỹ thuật nuôi heo nái sau khi cai sữa là cho ăn đủ 6 lần một ngày cho tới ngày phối giống (khoảng 4 đến 6 ngày). 1 ngày sau khi heo đã phối giống cho heo ăn ít, giảm khẩu phần ăn chỉ còn 1,8kg và cho ăn liên tục theo chế độ này trong vòng 35 ngày.
Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ khâu chuyển nái
Để tối ưu tốt hiệu quả thụ thai nái sau khi phối giống, bà con lưu ý trong vòng 35 ngày sau phối giống không di chuyển nái. Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ này cần được tuân thủ chính xác, bởi heo di chuyển bản chất là một dạng stress sẽ ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, sinh nhiều con của heo.
Tối ưu điều kiện chuồng nuôi heo nái đẻ
Chuồng nuôi nái đẻ hơn hết phải được vệ sinh thường xuyên, thiết kế tối ưu, bố trí ánh sáng hợp lý. Việc vệ sinh chuồng nái giúp nái khỏe mạnh, tránh viêm âm hộ, viêm vú ảnh hưởng lớn tới năng suất sinh sản. Kỹ thuật nuôi heo nái khâu vệ sinh chuồng là dành 40 tiếng một tuần cho việc vệ sinh chuồng, sát trùng tiêu độc. Trong đó, tiêu độc các thiết bị chuồng và phơi khô 24 tiếng trước khi sát trùng chuồng trại. Đa số các hộ chăn nuôi đều đầu tư cho chuồng nuôi để mang lại hiệu quả, trên thị trường giá chuồng nuôi heo nái cũng khá hợp lý.
Hệ thống thiết bị ánh sáng, đèn huỳnh quang không được để bám bụi, vì có thể khiến heo không lên giống. Điều chỉnh đèn, thời gian thắp đèn như thế nào là kỹ thuật nuôi heo nái đặc biệt, cần thắp đèn sáng từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm, khoảng 18 tiếng 1 ngày khi heo thức để heo dễ lên giống hơn.
Kỹ thuật cung cấp cám cho heo nái
Ngoài lưu ý việc dụng cụ cho ăn, cho uống cần sạch sẽ, một lưu ý quan trọng khác trong kỹ thuật nuôi heo nái đẻ là cần bổ sung chất xơ cho heo để heo tránh táo bón, áp dụng giai đoạn heo nái rạ. Cần kiểm soát được chế độ dinh dưỡng, độc tố nấm mốc có trong thức ăn. Nếu bà con cho heo ăn cám bột, nên cho ăn khi cám còn tươi sẽ tốt hơn.
Tối ưu phòng bệnh chuồng trại heo nái
Phòng bệnh luôn là bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi heo nái. Phòng bệnh cho heo cần kết hợp cả phương pháp bên trong và biện pháp bên ngoài. Biện pháp bên ngoài chính là vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn chuồng trại, tránh người lạ, động vật lạ về chuồng trại, cách ly theo dõi đàn heo mới về. Biện pháp bên trong đó là nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng cho heo nái, tiêm vắc xin phòng bệnh.
Cách nuôi heo nái đẻ đạt hiệu quả cao tại các trang trại lớn đó là làm rất tốt khâu phòng bệnh. Một lần mắc bệnh, rất nhiều chức năng của heo nái bị ảnh hưởng, vì vậy, phòng bệnh càng tốt, heo nái càng sinh sản thuận lợi và cho năng suất cao.
Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ rất toàn vẹn, rất chi tiết theo từng bước, nhưng khi áp dụng thì có trại cho hiệu quả cao, có trại lại mang kết quả bình thường. Nguyên nhân ở đây chính là các trại chưa có biện pháp để tối ưu mọi bước theo kỹ thuật hướng dẫn chăn nuôi. Làm đúng theo kỹ thuật chăn nuôi có thể xem là làm ổn, nhưng tối ưu được theo kỹ thuật chăn nuôi sẽ được xem là làm tốt. Kỹ thuật nuôi heo nái đẻ giống như một khung cơ bản để bà con dựa vào, tuy nhiên cần tối ưu để phát triển chăn nuôi từ khung cơ bản đó.