Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ
06-12-2016
Tôm thẻ chân trắng thường được nuôi trong môi trường nước có độ mặn từ 18‰ đến 30‰.Nhưng hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ tức trong môi trường nước có độ mặn dưới 10‰ đã có nhiều hi vọng mới cho bà con!
Vài nét về nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ
Thành công của phương pháp nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ – trong môi trường nước lợ có độ mặn dưới 10‰” đã đưa tôm thẻ chân trắng chỗ là loài chỉ được nuôi trong môi trường nước mặn vào nuôi trong môi trường nước lợ. Sự thành công của sáng kiến mở ra một nghề chăn nuôi thủy hải sản mới, nâng cao tỷ lệ sống cho tôm, đạt sản lượng cao, đa dạng hóa đối tượng nuôi và tăng thu nhập cho người chăn nuôi .
Nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ
Khá giống môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, với môi trường nước lợ có độ mặn dưới 10‰, ngoài việc phải tuân thủ nghiêm các kỹ thuật trong chuẩn bị khu nuôi, lựa chọn giống, mật độ nuôi, thức ăn…, quan trọng nhất vẫn là việc thuần hoá tôm giống. Tôm giống ở trại sản xuất thường sống trong môi trường có độ mặn trên 30‰.
- Chính vì vậy phải thuần hoá tôm giống trước khi đưa về ao nuôi có độ mặn chỉ dưới 10‰.
- Người nuôi cần phải thuần hoá tôm giống ngay tại cơ sở sản xuất giống bằng việc hạ độ mặn trong bể tôm xuống 10‰.
- Sau đó, khi đưa tôm giống về khu nuôi lại tiếp tục thuần hóa độ mặn cho thích hợp với độ mặn ở ao nuôi.
- Quá trình thuần hóa được tiến hành từng bước, mỗi ngày người nuôi bơm một lượng nước ngọt vào ao ương (ao thuần hoá tôm) để giảm độ mặn (độ mặn giảm trong một ngày không quá 3‰) cho đến khi độ mặn trong ao giảm xuống 5‰ thì dừng cấp nước ngọt.
- Nguồn nước ngọt cấp vào ao phải sạch và được khử trùng bằng chlorine ở ngoài ao chứa có quạt nước sau 3 ngày mới cấp vào ao ương. Khi thuần hóa độ mặn xong thì thu tôm chuyển sang ao nuôi thương phẩm có độ mặn 5‰.
Khu vực môi trường nước lợ từ trước tới nay chỉ nuôi cá truyền thống. Tuy nhiên, nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ cho thấy hiệu quả kinh tế có lợi nhuận gấp gần 5 lần so với mô hình nuôi cá truyền thống. Ngoài ra, nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ có độ mặn dưới 10‰ có ưu điểm so với nuôi trong môi trường nước có độ mặn trên 10‰ là tôm do đã được thuần hóa về độ mặn thấp cho nên khi trời mưa tôm không bị sốc, tôm ít bị bệnh về môi trường cũng như một số bệnh về vi khuẩn nên không gây dịch bệnh. So với nuôi cá truyền thống, hệ số thức ăn cho tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước có độ mặn dưới 10‰ thấp do đó lượng chất thải ít nên giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng cũng giảm do tiết kiệm được thời gian chạy quạt máy. Thời gian nuôi tôm cũng ngắn nên giảm được chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi trên một đơn vị diện tích so với nuôi cá truyền thống. Bên cạnh đó, sau khi tôm thẻ chân trắng được thu hoạch người nuôi có thể nuôi gối cá rô phi đơn tính để tăng thu nhập và làm cân bằng sinh thái.
Nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ có độ mặn dưới 10‰ có thể được áp dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng như cả nước ở tất cả các khu vực nuôi có độ mặn thấp dưới 10‰ đảm bảo được các tiêu chuẩn cần thiết. Vì giải pháp được nghiên cứu chủ yếu để phục vụ người nuôi thủy sản trong vùng có độ mặn thấp dưới 10‰ nên các thông số kỹ thuật đạt được đều phù hợp với trình độ kỹ thuật của người nuôi hiện nay như vật tư dễ mua, kỹ thuật nuôi phù hợp, dễ áp dụng vào thực tế…Một vấn đề quan trọng khác quyết định đến khả năng áp dụng đại trà của giải pháp này là “đầu ra” cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng hiện nay rất tốt. Đây cũng là điều mà người sản xuất quan tâm, nâng cao tính khả thi của giải pháp, đảm bảo khả năng áp dụng mở rộng sản xuất và phát triển theo xu hướng kinh tế hàng hóa.
Những vấn đề về khoáng khi nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp
Tôm thẻ chân trắng L. vannamei là loài rộng muối, có thể sống được ở độ mặn dao động từ 0-50‰, thích hợp nhất là từ 10-25‰. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi tôm thẻ chân trắng được nuôi ở độ mặn thấp (5-15‰) sẽ tăng trưởng nhanh hơn hơn độ mặn cao.
Nguyên nhân tại sao độ mặn thấp là thích hợp cho sự sinh trưởng của tôm là sự liên quan đến sự trao chất protein.
- Khi nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ – tức là tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp, tôm bị bắt buộc sử dụng tổng acid amin tự do (free amino acid pool) (FAAP) để bù vào sự thay đổi thể tích tế bào.
- Hơn nữa, khi nuôi tôm ở nồng mặn thấp, khẩu phần ăn của tôm cần phải giảm hàm lượng carbohydrate (CHO). Sự điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm trong môi trường này có liên quan đến protein trong thức ăn và hàm lượng protein trong máu.
Với những vùng nuôi thủy sản có độ mặn thấp dưới 10‰ mở ra một nghề nuôi mới với tiềm năng phát triển lớn và có giá trị kinh tế cao khi nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ.
Tham khảo: Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao