BioSpring
thuc-an-cho-ca-chep

Thức ăn cá chép | Cho cá ăn gì mang lại kinh tế cao

21-10-2016

Đội ngũ BioSpring tới thăm gia đình anh chị Dương Văn Hải khi anh chị đang chuẩn bị thức ăn cho cá chép. Mặc dù đang bận nhưng gương mặt anh không giấu được niềm vui, theo anh tâm sự: Gia đình anh trước đây đã có kinh nghiệm nuôi cá lâu năm, được xã chọn làm hộ thực hiện mô hình nuôi ao ghép cá chép khiến anh rất vui và háo hức. Với mô hình nuôi cá chép giòn 5.000 m2 ha mặt ao anh thả được 15.000 con giống, cá lớn rất nhanh và đã đạt yêu cầu đề ra. Anh chia sẻ, nuôi cá không khó chỉ cần đặc biệt quan tâm về thức ăn nuôi cá chép và chăm sóc chúng theo đúng quy trình, kỹ thuật. Khi cá nhỏ thì cho ăn thức ăn sẵn dạng viên nhỏ và khi cá lớn thì cho ăn viên to. Việc cho cá ăn cũng nên thực hiện theo giờ nhất định là vào buổi sáng và buổi chiều để tạo dựng được thói quen, khi đó cá sẽ ăn đều và tăng trưởng mạnh.

Thức ăn cho cá chép trong ao nuôi

Thức ăn cho cá chép trong ao nuôi ghép:  Tùy thuộc vào cơ cấu thành phần và năng suất đạt được của đàn cá trong ao, với những kỹ thuật nuôi cá chép giòn thì thức ăn bổ sung thêm trong ngày bằng khoảng 2-3% tổng khối lượng số cá trong ao. Thức ăn bổ sung gồm: Chất bột ngũ cốc (bột sắn, bột đậu tương, bột ngô, cám gạo…) từ 70-80% và bột cá, bột cua, tôm, ốc,ếch nhái, giun, phế thải lò mổ (20-30%). Thức ăn bổ sung tự chế đem trộn đều với các thành phần và được nấu chín, đùn thành viên dạng sợi hoặc có thể nắm rải ven ao để cho cá ăn, mỗi ngày làm như vậy 2 lần sáng và chiều tối. Mời bà con tham khảo bảng phía dưới:

thuc-an-ca-chep

<Ảnh: Thức ăn cá chép trong ao nuôi ghép>

Thức ăn cho cá trong ao nuôi đơn:  Đối với thức ăn cho cá chép trong ao đơn thì thành phần thức ăn bổ sung hàng ngày của cá bao gồm các loại sau:

  • Cám gạo, bột ngô: 70 – 80%
  • Đậu tương: 12 – 15%
  • Bã mắm, khô dầu: 5 – 10%
  • Bột cá nhạt: 4 – 5%

Tất cả những nguyên liệu này phải được nghiền nhỏ trộn kỹ. Nếu bà con có điều kiện làm thức ăn dạng viên thì có thể thay 10% cám gạo bằng các chất kết dính ví dụ như bột mì, bột sắn…Bà con nên dùng thiết bị chế biến để xay nhỏ các nguyên liệu khoai, ngô, sắn, …

Quy trình cho cá chép ăn

Cần cho thức ăn vào các sàn ăn cách đáy ao khoảng 10-20cm.

Lượng thức ăn hằng ngày được tính gần đúng như sau:

  • Tháng thứ 1-2 là 7-10% tổng khối lượng cá trong ao.
  • Tháng thứ 3-4 là 5% tổng khối lượng cá trong ao.
  • Trong các tháng tiếp theo là 2-5% tổng khối lượng cá trong ao.

Tuy nhiên trước khi cho cá chép ăn cần kiểm tra sàn thức ăn để kiểm tra xem cá có sử dụng hết thức ăn hay chưa.

Bà con định kỳ mỗi tháng kiểm tra độ sinh trưởng và bệnh dịch cho cá một lần, cân đo khối lượng cá của 25-30 để ước tính khối lượng cá trong ao, nhờ vậy chúng ta có thể điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý hơn.

BONUS: Đậu tằm | Thức ăn cho cá chép mang lại lợi nhuận cao

Đậu tằm là thức ăn chủ yếu dùng để nuôi cá chép. Đậu tằm có chức năng giúp cấu trúc thịt cá săn chắc hơn, giảm triệt để lượng mỡ thừa trong cá, khiến thịt cá ngon ngọt hơn. Theo phân tích của các chuyên gia, đậu tằm là ngồn thức ăn nuôi cá chép bổ dưỡng từ thiên nhiên. Đậu tằm dù thay đổi cấu trúc thịt cá săn chắc hơn nhưng lại không ảnh hưởng tới sức khoẻ người ăn, có lợi cho sức khỏe và đảm bảo sạch.

Đậu tằm là thực vật được đánh giá là nguồn thức ăn có nhiều dưỡng chất, giúp tăng chất lượng thịt cá, nhờ đó mà doanh thu cũng được kéo theo và chính điều đó mà nhiều hộ chăn nuôi sử dụng đậu tằm làm thức ăn để áp dụng những kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm. Hiện nay, giá thành của đậu tằm không cao nên bà con cô bác thường sử dụng để cá có lượng dinh dưỡng tốt nhất. Tại khu vực Đông Nam Bộ đã có các vựa cá tự quy hoạch và nuôi loại cá chép chất lượng với tỉ lệ lợi nhuận 80% -100%.

Phía trên là chia sẽ từ kinh nghiệm của BioSpring và những người đang và đã áp dụng thành công phương pháp nuôi cá chép hiệu quả. Thay lời kết cho những kiến thức chuyên ngành về thức ăn cho cá chép ,BioSpring gửi lời chúc bà con có một mùa vụ thật năng suất.