Japfa & BioSpring tham gia NDH Talk “Đường ra cho nông sản sạch”
09-09-2016
(NDH) Các diễn giả đến từ các doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối, công ty thức ăn chăn nuôi, tổ chức FAO..sẽ đưa ra một bức tranh toàn diện về thị trường thực phẩm và nông sản sạch hiện nay.
Chiều nay NDH tổ chức tọa đàm NDH Talk “Đường ra cho nông sản sạch”, trong đó các diễn giả đại diện cho doanh nghiệp, nhà phân phối, bộ Nông nghiệp sẽ đưa ra các góc nhìn về thị trường nông sản sạch hiện nay. Tọa đàm được chủ trì bởi ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn, Chủ tịch HĐQT PAN Group.
Tọa đàm được tường thuật trực tiếp tại Facebook NDH
Các diễn giả buổi tọa đàm hôm nay bao gồm:
· Ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Bộ NN&PTNT
· Ông Phạm Kim Đăng, Học viện Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT
· Bà Võ Ngân Giang – Cán bộ Chương trình quốc gia về an toàn thực phẩm, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO)
· Ông Nguyễn Văn Khải, Thành viên HĐQT Công ty Thủy sản Bến Tre
· Ông Sanjeev Kumar – Tổng giám đốc Công ty TNHH Japfa Comfeed Miền Bắc
· Ông Huỳnh Minh Việt, Tổng Giám đốc BioSpring – doanh nghiệp cung cấp giải pháp probiotics bào tử bền nhiệt Anh Quốc và dinh dưỡng vật nuôi
· Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc công ty Cổ phần Nhất Nam (sở hữu siêu thị Fivimart)
· Ông Dương Minh Việt, Sáng lập kiêm Tổng giám đốc công ty Cổ phần dịch vụ Hellomam
Mở đầu buổi tọa đàm, ông Nguyễn Duy Hưng đặt câu hỏi cho các diễn giả, câu chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta đã nói từ rất lâu, nhưng làm thế nào để đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
Bà Võ Ngân Giang – Cán bộ Chương trình quốc gia về an toàn thực phẩm, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết trong thời gian đi thăm các doanh nghiệp Việt Nam, các DN ngày càng chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm, đã đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người dân, vì cuộc sống tốt hơn. Chính uy tín và thương hiệu của DN đóng góp cho sự phát triển bền vững của DN. Tuy nhiên hiện vẫn có nhiều khó khăn. Phần lớn thực phẩm ở VN được sản xuất bởi nhiều khâu khác nhau, các DN chỉ chịu trách nhiệm một công đoạn nào đó nên để đảm bảo chất lượng từ đầu đến cuối chuỗi không phải việc đơn giản. Điều này đòi hỏi các khâu về truy xuất. Các khâu kiểm soát nội bộ phải đảm bảo về chất lượng.
Ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Bộ NN& NT chia sẻ chúng ta hiện nay đa phần sản xuất nhỏ, họ không liên kết với nhau theo hình thức hợp tác, quan hệ giữa họ với người tiêu dùng là ngắn hạn. Người dân lo lắng thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn phải qua nhiều hộ, khó có thể kiểm soát. Theo luật mới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm. Tuy nhiên câu chuyện hiện nay do các bộ sử dụng ngân sách trong phạm vi mình quản lý. Bộ nào cũng muốn quản lý rộng khắp nhưng chỉ chịu trách nhiệm ở mức độ nhỏ, gây ra các giấy phép con, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhà nước không thể kiểm soát tất cả các cục vụ và các hộ nông dân, không nhà nước nào có thể ôm đồm một thị trường xã hội hiện đại như ngày hôm nay.
Ông Nguyễn Duy Hưng: Việc xin các giấy phép được cấp online và toàn bộ lực lượng làm khâu kiểm theo đúng những gì đăng ký qua giấy phép online hay không thì sự cải tiến sẽ tốt lên.
Ông Nguyễn Văn Khải, Thành viên HĐQT Công ty Thủy sản Bến Tre: ABT là doanh nghiệp nuôi cá khép kín, tổ chức nuôi cá thịt và tổ chức đánh bắt thu hoạch về sản xuất, tôi nghĩ điều này không dễ tí nào, ví dụ như thị trường Nhật yêu cầu cá chỉ 700gr, to thì họ không ăn, bé hơn thì không bắt vì bị lỗ, làm thế nào để nuôi đúng trọng lượng đấy không dễ. Ở Nhật họ kiểm tra về các chỉ tiêu rất cao, họ yêu cầu giám định việc giết cá như thế nào, con cá khi bị giết không có cảm giác đau.
Áp lực của người tiêu dùng và ý thức của người tiêu dùng sẽ tạo áp lực cho các nhà sản xuất. Chúng tôi đã sản xuất các sản phẩm mà người tiêu dùng Nhật chấp nhận, chúng tôi bán cho các chuỗi nhà hàng của Nhật, đi thẳng đến người sử dụng, các sản phẩm như thế chúng ta sản xuất được thì ở thị trường trong nước nếu tất cả các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm sẽ
Ông Sanjeev Kumar – Tổng giám đốc Công ty TNHH Japfa Comfeed Miền Bắc: Chúng tôi đi từ nông trại cung cấp nguồn thực ăn cho các con vật, công ty của chúng tôi đang tiến hành mô hình sản xuất kín, các quá trình liên quan trực tiếp với nhau. Đây là quá trình khó khăn, quá trình phân phối chế biết thu mua như thế nào để đảm bảo chất lượng nông sản, điều này phải có sự kết hợp nhiều bên do đó Chính phủ cần có các chính sách đưa ra, để các DN có trách nhiệm hơn.
Đối với công ty của chúng tôi sản xuất nguồn thức ăn cho gia súc nên chúng tôi kiểm tra rất chặt chẽ nguuyên liệu đầu vào nhập khẩu, các con vật ăn thức ăn do đó ảnh hưởng đến người tiêu dùng, với công ty lớn như chúng tôi sẽ dễ dàng kiểm tra nguồn thức ăn nhưng với các doanh nghiệp nhỏ lẻ điều này khó khăn do thiếu nguồn tài chính. Với nguồn nguyên liệu địa phương có cơ quan chức năng kiểm tra nhưng với nguồn nguyên liệu nhập khẩu rất khó để kiểm tra.
Ông Dương Minh Việt: Chúng ta phải nhìn lại nền tảng thực phẩm sạch của chúng ta có gì. Nếu hỏi Hellomam đưa cho chúng tôi quả trứng có sạch 100% không? Chúng tôi sản xuất các thực phẩm hữu cơ rất tốt nhưng chúng tôi chưa có chứng chỉ sạch được cấp. Khi người tiêu dùng họ mua sản phẩm họ nhìn chứng nhấn đấy thì họ yên tâm. Tiêu chuẩn Vietgap đã giảm so với Global Gap nhưng gần đây các phóng sự chỉ ra cho thấy nhiều doanh nghiệp đã mua chứng chỉ Vietgap, điều đấy gây hại cho những người làm Gap nghiêm chỉnh. Điều này tôi gặp ở nhiều tỉnh.
Những doanh nghiệp như chúng tôi phải làm gì. Tôi biết có nhiều Dn làm ăn tốt nên chúng tôi phải tự kiểm định tại Chi cục nông lâm thủy sản và chúng tôi có chứng chỉ đó, nếu người tiêu dùng hỏi chúng tôi có các mẫu xét nghiệm đưa ra. Nếu khách hàng cần yêu cầu hỗ trợ để đi xét nghiệm chúng tôi đáp ứng ngay lập tức. Chúng tôi cố gắng minh bạch hóa hoạt động kinh doanh của mình. Nếu thị trường minh bạch người tiêu dùng sẽ có lựa chọn.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc công ty Cổ phần Nhất Nam (sở hữu siêu thị Fivimart): Một nhà sản xuất muốn đưa hàng vào hệ thống phân phối chúng tôi quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà cung cấp muốn vào phải đưa các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, chúng tôi thu thập giấy tờ và đi thực tế của nhà sản xuất để xem nhà sản xuất có thực hiện tao đúng giấy tờ được cấp hay không. Sau đó chúng tôi đánh giá theo tiêu của ISO từ năm 2006 nên chúng tôi có thang điểm, nếu đạt được chúng tôi mới ký hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng chúng tôi cũng có quá trình kiểm tra kiểm soát hàng hóa bầy trên quầy.
Các sản phẩm trong siêu thị phải có đầy đủ giấy tờ mới được bầy bán trong hệ thống siêu thị, nhưng người tiêu dùng luôn so sánh giá bán siêu thị và giá bán ngoài thị trường. Gần đây phương tiện thông tin đại chúng đã cập nhật kịp thời các vùng sản xuất sạch, các sản phẩm an toàn để người tiêu dùng biết đến và chúng tôi đang cố gắng tạo thói quen cho người tiêu dùng đi chợ cho siêu thị, chúng tôi giảm rất nhiều chi phí ở các khâu trung gian hoặc trong quá trình vận hành, với sản phẩm nông sản không đặt chỉ tiêu lợi nhuận, lấy tôn chỉ kinh doanh nông sản trong siêu thị.