Dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng
07-12-2016
Dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng ngày càng nhiều bởi mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng cao, thời gian nuôi ngắn, năng suất, sản lượng cao, người nuôi cũng thường tăng vụ nên lượng chất thải ra môi trường nhiều hơn, trong khi đó hầu như cơ sở hạ tầng vùng nuôi không được cải thiện, đó chính là nguyên nhân dẫn đến xảy ra những dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng tràn lan.
Tiến hành điều tra, khảo sát và lấy mẫu kiểm tra người ta đã phát hiện một số dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng thường gặp trên tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm và nhận thấy một số bệnh gây hiệu quả nghiêm trọng:
Một số dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng thường gặp
Bệnh đốm trắng do virus (WSSV)
Trong tổng số 180 hộ được điều tra về dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng, sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả 100 mẫu dương tính với WSSV (chiếm 56,18%).
Tôm nhiễm WSSV thường có những biểu hiện như:
- dạt bờ, kém ăn, bơi yếu và xuất hiện các đốm trắng có vòng tròn đồng tâm đường kính từ 0,5-2mm trên vỏ kitin, tập trung nhiều ở giáp đầu ngực.
- Sau 5 – 7 ngày nhiễm bệnh tôm bị chết ồ ạt từ 70 đến 90% và có thể lên đến 100%.
Tác nhân gây bệnh là do White Spot Syndrome Virus (WSSV) gây ra.
Bệnh WSSV lây truyền theo hai con đường:
- từ tôm bố mẹ sang con
- Và từ môi trường ao nuôi lây nhiễm.
Trong đó lây truyền qua đường ao nuôi ô nhiễm là chính. Virus lây từ các giáp xác khác (tôm, cua, chân chèo) nhiễm bệnh đốm trắng từ môi trường bên ngoài ao hoặc ngay trong ao nuôi tôm.
- Khi các loài tôm bị bệnh đốm trắng trong ao, sức khỏe chúng yếu hoặc chết các con tôm khỏe đã ăn chúng dẫn đến bệnh lây lan càng nhanh hơn.
Có thể một số loài chim nước đã ăn tôm bị bệnh đốm trắng từ ao khác và bay đến ao nuôi đã mang theo các mẩu tôm thừa rơi vào ao nuôi hoặc lây từ người, dụng cụ ao nuôi không được vệ sinh kỹ…
- Sự phát triển và bùng nổ thành bệnh phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu thời tiết và môi trường ao nuôi như vấn đề stress do môi trường, do mật độ cao;
- Khi tôm mang mầm bệnh và các yếu tố môi trường vượt qua ngưỡng sinh thái thích hợp.
- Đặc biệt khi thời tiết biến động và thời điểm trước chu kỳ lột xác của tôm.
Dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng do các yếu tố môi trường
Kết quả thống kê cho thấy, trong tất cả các chỉ tiêu về môi trường nước nuôi trong các ao tôm thì các chỉ số H2S, NH3, COD, Vibrio, VK tổng số, có nồng độ cao vượt giới hạn cho phép trong ao nuôi, nên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng. Trong đó, chỉ tiêu vi khuẩn vibrio trong môi trường là có mức độ ảnh hưởng lớn nhất.
Bệnh do các vi khuẩn vibrio gây nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường có các đặc điểm sau:
- tôm hoạt động yếu, bơi lờ đờ và tấp bờ, mang và đuôi có thể bị thối rữa và xuất hiện những chấm trắng hoặc đen nhỏ ở vùng bụng, vỏ và chân bơi, chân bò… đuôi tôm sưng phồng và có mủ.
- Bệnh nặng, đuôi và thùy lá bị mòn, chân và các phụ bộ bị thối gãy. Tôm bỏ ăn, yếu dần và dễ ăn thịt lẫn nhau.
Nguyên nhân chính của dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng này là
- Do môi trường nuôi tôm có nhiều vi khuẩn vi nấm ký sinh. Thường gặp ở những ao có mật độ nuôi quá dày, đáy ao nhiễm bẩn, do thức ăn thừa.
- Ngoài ra còn có một số tác nhân cơ hội là ký sinh trùng (Zoothamnium sp, Epistilis sp, Vorticella sp…) bám nhiều trong mang, bộ phụ gây ngứa, hô hấp kém, vận động, bắt mồi chậm chạp… cũng góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.
Chỉ số vibrio cho phép trong môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh tối đa là 103. Tuy nhiên theo kết quả phân tích thống kê cho kết quả trong 178 hộ thu thập mẫu có tới 66,2,5% số mẫu có lượng vibrio lớn hơn 103 độ tin cậy 95%. Có thể nói vi khuẩn vibrio là một trong những tác nhân môi trường chủ yếu gây bệnh cho tôm thẻ chân trắng.
Biện pháp chung phòng dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng
- Chọn tôm giống sạch bệnh, đã qua kiểm dịch;
- Phòng tránh sự xâm nhập của virus vào ao bằng cách: làm tốt công tác tẩy dọn, vệ sinh trước và sau một vụ nuôi.
- Hạn chế hoặc tiêu diệt các sinh vật trung gian (cua, còng, tôm hoang dã…) bằng các sản phẩm an toàn, sát trùng nước trước khi cấp vào ao nuôi.
- Thả nuôi tôm đúng theo lịch thời vụ nhằm tránh mùa mà bệnh thường xuất hiện.
Khi dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng đã xảy ra, cần dùng thuốc sát trùng với nồng độ cao: Chlorine >70ppm diệt virus và sinh vật mang virus (tôm) trước khi thải ra môi trường để hạn chế sự lây lan trên diện rộng. Lập tức báo ngay cho cơ quan quản lý thủy sản để được hướng dẫn và xử lý dập dịch.
Nuôi tôm thẻ chân trắng cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh là chính. Phòng dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng đúng cách sẽ giúp vụ nuôi thành công và giảm nguy cơ lây dịch bệnh ra cộng đồng.
Áp dụng phương pháp phòng dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng bằng cách chọn lọc và kiểm tra con giống sạch bệnh trước khi thả nuôi, xử lý chất lượng nguồn nước và môi trường xung quanh cho phù hợp.
Tôm thẻ chân trắng được nuôi trên rất nhiều nơi trên thế giới. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển ngày càng nhanh của diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng diễn biến ngày càng phức tạp, bà con cần có cái nhìn chính xác để khắc phục kịp thời.