BioSpring
nuoi-tom-the-chan-trang-trong-be-xi-mang

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng

29-11-2016

Xây dựng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng bố trí trong nhà có mái che kín bằng tôn để hạn chế đến mức thấp nhất tác động của thời tiết lên tôm nuôi. Để có thể áp dụng mô hình này mà không gặp trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng chậm lớnBiospring xin giới thiệu bài viết giới thiệu về công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng!

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng có mái che

Trong kỹ thuật nuôi mới này,  máy thổi nước phối trộn công nghệ châu Âu được sử dụng thay cho cánh quạt nước thông thường để đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan trong nước đáp ứng nhu cầu của tôm. Hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng gồm 2 bể xi măng trong nhà có mái che kín diện tích 100m2/bể, mực nước được duy trì khi nuôi là 1m; hệ thống ao nuôi cấp 2 gồm 4 ao nổi lót bạt hoàn toàn ngoài trời, trong đó, có 2 ao diện tích 500m2/ao và 2 ao diện tích 1.000m2/ao. Ngoài ra, trại nuôi tôm còn được trang bị 8 máy đẩy nước phối trộn với khí và 4 máy cho tôm ăn tự động.

Với quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng hiện nay, mọi vấn đề ảnh hưởng đến tôm đều có thể kiểm soát được, trừ yếu tố thời tiết và địch hại từ trên không (chim, cò), đây là nguyên nhân dễ khiến tôm phát bệnh.

Hai giai đoạn kỹ thuật nuôi tôm thẻ trong bể xi măng

nuoi-tom-the-chan-trang-trong-be-xi-mang

<Ảnh: nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng>

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng có mái che với 2 giai đoạn nuôi:

* Giai đoạn 1:

  • Từ lúc thả tôm đến khi tôm được khoảng 30 ngày tuổi được nuôi trong bể xi măng có mái che kín diện tích 100 m2/bể nhằm giảm thiểu tác động từ thời tiết đến tôm nuôi, từ đó dễ dàng quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tôm, giảm thiểu tối đa thiệt hại.
  • Tôm được thả nuôi với mật độ 1000 con/m2 để tận dụng tối đa mặt nước ao, khi tôm đạt kích cỡ 900 – 1000 con/kg thì sẽ đưa sang giai đoạn 2.

* Giai đoạn 2:

  • Tôm được 30 ngày tuổi sẽ được kéo để thả vào 4 ao nổi ngoài trời, trong đó có 2 ao diện tích 1000 m2 và 2 ao diện tích 500 m2 cho đến khi thu hoạch.
  • Tôm được nuôi với mật độ 60 con/m2, sau 65-67 ngày nuôi các ao đạt năng suất 1 tần/1000 m2 (10 tấn/ha), kích cỡ tôm khoảng 55 con/kg. Với giá bán 140.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất khoảng 80.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được một vụ đạt 60 triệu đồng/1.000m2. Đối với mật độ thả nuôi 150 con/m2, sau thời gian nuôi 60-65 ngày, tôm nuôi đạt cỡ bình quân 50-55 con/kg, năng suất tôm đạt 1,5 tấn/1.000m2 (15 tấn/ha). Giá thành sản xuất khoảng 75.000 đồng/kg, tôm bán được với giá 145.000 đồng/kg, tính ra lợi nhuận gần 100 triệu đồng/1.000m2/vụ.
  • Ở mật độ 200 con/m2, tôm nuôi cũng phát triển bình thường đến 45 ngày tuổi, nhưng do sản lượng tôm quá lớn trong khi hệ thống đẩy nước phối trộn với khí không đủ đáp ứng nhu cầu oxy cho tôm nên vụ này chỉ thu hoạch sau 45 ngày thả giống. Tuy nhiên, tôm nuôi vẫn đạt 100 con/kg, năng suất thu hoạch đạt khoảng 2 tấn/1.000m2 (20 tấn/ha), cao gấp 2-3 lần so với nuôi tôm thông thường với tỷ lệ sống gần 100%, giá thành sản xuất 65.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí vẫn còn lãi 90 triệu đồng/1.000m2. Nếu cải tiến hệ thống đẩy nước kết hợp với phối khí đủ oxy và kéo dài thời gian nuôi 60-65 ngày thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.

Với kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng này người nuôi sẽ  đạt lợi nhuận cao hơn với tỷ lệ rủi ro thấp.

Hiện nay người ta đã hoàn chỉnh hệ thống nuôi mới theo 3 giai đoạn (mỗi giai đoạn 20-25 ngày), trong đó,

  • hệ thống nuôi giai đoạn 1 gồm 2 bể xi măng trong nhà có mái che kín bằng tôn diện tích 100m2/bể;
  • hệ thống nuôi giai đoạn 2 gồm 2 ao nổi lót bạt hoàn toàn trong nhà có mái che kín bằng tôn diện tích 250m2/bể,
  • và hệ thống ao nuôi trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng cấp 3 gồm có 2 ao lót bạt hoàn toàn ngoài trời diện tích 1.000m2/ao.

Bên cạnh đó, Người nuôi tôm cũng đang nghiên cứu, thiết kế hệ thống vận chuyển tôm giữa các ao tự động bằng đường ống để tôm không bị mất sức và tiết giảm chi phí . Nếu trang bị thêm hệ thống lọc và xử lý nước tuần hoàn thì mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng hoàn toàn khép kín không ảnh hưởng gì với môi trường bên ngoài.Hệ thống nuôi cải tiến so với hệ thống nuôi trước chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều, vì tôm có điều kiện phát triển tốt hơn trong môi trường nuôi có kiểm soát.

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng là câu trả lời khá hợp lý cho câu hỏi tôm thẻ chân trắng sống ở đâu của rất nhiều bà con, mô hình này được bố trí trong nhà có mái che đã được thử nghiệm thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên chi phí đầu tư cho hệ thống ao nuôi là khá lớn đòi hỏi người nuôi phải có vốn đủ lớn để triển khai và duy trì. Chính vì thế mà mô hình được nhiều bà con lựa chọn hơn là nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính thay vì nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng trong nhà có mái che bởi rất khó nhân rộng.