Cách phòng bệnh cho cá tra hiệu quả
30-12-2016
Cách phòng bệnh cho cá tra như thế nào cho có hiệu quả đang là câu hỏi được nhiều người đặc biệt chú ý. Cá tra là một trong loài cá có giá trị xuất khẩu cao tuy nhiên cũng rất dễ bị nhiễm bệnh, vì thế làm thế nào để phòng bệnh tốt cho cá tra là một trong những điều mà nhiều hộ nuôi cá hết sức quan tâm.
1. Cá tra là loại cá gì?
Trước khi tìm hiểu về cách phòng bệnh cho cá tra như thế nào cho có hiệu quả thì đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về loại cá có giá trị xuất khẩu này.
Cá tra là một loại cá da trơn, thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài thuộc trong 21 loài của họ Cá tra. Chúng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, khi còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài. Và từ khoảng 2,5 kg trở đi thì mức tăng trọng lượng của chúng tăng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cá tra có tuổi thọ tương đối cao nếu trong tự nhiên nó có thể sống trên 20 năm. Và có thể nặng 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m.
-
Phân bố
Cá tra chủ yếu phân bố ở lưu vực sông Mê kông, và có mặt ở cả 4 nước như Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan.
-
Tập tính
Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, chúng có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (với nồng độ muối 7-10 o/oo ), và có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, chịu nóng tới 390C, tuy nhiên chúng có thể dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C. Cá tra có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên có thể chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan.
-
Thức ăn
Cá tra đặc biệt thích ăn mồi tươi sống, chính vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau khi còn nhỏ và chúng vẫn có thể tiếp tục ăn nhau nếu không được cho ăn đầy đủ. Bà con nên có một công thức phối trộn thức ăn cho cá để đàn nhận đủ được dinh dưỡng và tránh tình trạng đói ăn sẽ khiến chúng có những hành động ăn thịt đồng loại và những loại cá khác.
2. Các loại bệnh và phương pháp phòng bệnh cho cá tra
Để có thể thực hiện cách phòng bệnh cho cá tra hiệu quả thì tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về một số loại bệnh mà cá tra có thể gặp phải.
Phòng bệnh cho cá bởi bệnh đốm da, trắng da
Đây là một căn bệnh phổ biến mà cá tra thường hay mắc phải, bệnh thường dễ xuất hiện khi cá bị xây xát trong quá trình đánh bắt, san ao, hay vận chuyển hoặc có thể xuất phát do nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột và quá cao. Khi bị nhiễm bệnh cá thường bỏ ăn, ở gốc vây lưng sẽ xuất hiện các vết đốm trắng, sau đó sẽ lan dần đến cuống đuôi và toàn thân.Và khi bị bệnh nặng thì cá thường bơi lờ đờ ngang mặt nước, sau đó lộn đầu xuống và chết.Cách phòng bệnh cho cá tra đối với bệnh đốm da, trắng da.
Đầu tiên là tiến hành xử lý môi trường bằng cách cho phân hủy chất thải đáy ao, chống ô nhiễm nguồn nước bằng các sản phẩm sau đây:
- YUCA PRO khoảng 1lít/ 3.000m3
- WATER CLEAN khoảng 1lít/ 1.600m3
- MARINE ZEOLITE khoảng 20 – 30 kg/ 1.000m3
- BIO UV 1kg/ khoảng 6.000 – 8.000 m3
- Dùng lúc trời mát tầm 7 – 8 h sáng hoặc 3 đến 4 h chiều. Định kỳ khoảng 5 – 7 ngày/ lần.
- Lưu ý: Để phòng bệnh cho cá tra tốt hơn thì bạn phải chú ý đó là không thay nước trong 2 ngày đầu xử lý, những ngày tiếp theo thay từ từ mỗi lần 20 đến 30 % lượng nước ở trong ao.
Tiến hành diệt khuẩn nguồn nước bằng một trong các sản phẩm sau:
- HIVIDINE 90 khoảng 1lít/ 5.000m3;
- GLUTADIN khoảng 1lít/ 8.000m3;
- Sử dụng định kỳ 7 khoảng 10 ngày/lần.
- Thời gian xử lý thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.
- Nâng cao sức đề kháng cho cá:
Sử dụng dung dịch ENEVON (để khử dư lượng kháng sinh và độc tố trong cơ thể của cá); bổ sung thêm VITALET PRO (vitamin tổng hợp) hoặc HEPATIC (giúp bổ gan, giải độc gan), SPEED MAX (men tiêu hoá.
Phòng bệnh cho cá tra bởi bệnh xuất huyết đường ruột
- Bệnh xuất huyết đường ruột thường xuất hiện chủ yếu vào các tháng mùa khô. Khi bị bệnh cá sẽ có biểu hiện bụng chướng to, hậu môn lồi và sưng đỏ đồng thời vây ở bụng sẽ xung huyết. Cá bị bệnh sẽ bơi lờ đờ, tách đàn, và trở nên biếng ăn.
- Với trường hợp này thì cách phòng bệnh cho cá tra như sau: bạn có thể dùng cỏ mực thái nhỏ và nấu chung với thức ăn tự chế biến cho cá ăn với liều lượng 1 kg cỏ mực tương đương với 70 kg thức ăn. Cứ cách 1 tuần thì cho ăn một lần, với cách này sẽ giúp phòng bệnh đường ruột rất tốt cho cá. Nếu cá đã bị bệnh thì nên dùng Sunfathiazon 6g với 0,5g Thiromin/100 kg cá, hoặc có thể dùng Sunfaguanidin 10g/70 kg thức ăn tự chế biến. Cho cá ăn liên tục trong 5 ngày liền, và bắt đầu từ ngày thứ ba thì giảm 1/2 lượng thuốc.
3. Một số phương pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá tra
Ngoài những cách phòng bệnh cho cá tra ở trên thì ngoài ra bạn nên chủ động tiến hành các phương pháp phòng bệnh tổng hợp khác. Để hạn chế được tình trạng bệnh dịch, cá tra cần được bảo vệ từ những khâu nhỏ nhất khi còn nhỏ như chọn lọc thức ăn dành cho cá tra giống giúp chúng có quá trình phát triển giai đoạn đầu tốt nhất.
- Tiến hành các cách để giúp nâng cao sức khỏe cho cá là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong các cách phòng bệnh cho cá tra. Tiếp theo là thực hiện các biện phòng ngừa dịch bệnh cho đàn cá tra trong suốt quá trình nuôi. Tuy nhiên để có thể giúp cho đàn cá khỏe mạnh và chống chọi được với dịch bệnh thì người nuôi cần phải tuân thủ thực hiện nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật.
- Trước khi nuôi cá phải tẩy dọn ao thật kỹ trước khi thả cá vào ao. Đồng thời lựa chọn con giống phải khỏe và có chất lượng tốt để nuôi, nên thả nuôi với mật độ vừa phải.
- Tiến hành xử lý đáy ao định kỳ 2 tháng/lần với những ao cá dưới 300 g/con, hoặc 1 tháng/lần với cá trên 300 g/con. Xử lý ao nuôi bằng chế phẩm sinh học, thảo dược để có thể loại trừ các tác nhân gây bệnh, cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức đề kháng và khả năng hấp thu của cá. Định kỳ đó là 20 đến 30 ngày, sử dụng vôi nông nghiệp lượng 2 đến 3 kg/100 m2 ao, hòa với nước tạt đều khắp ao.
Trên đây là một số cách phòng bệnh cho cá tra mà BioSpring đã chia sẻ cho bạn tham khảo. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới việc áp dụng các cách phòng bệnh cho cá tra thì bạn có thể liên hệ qua BioSpring chúng tôi có các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này sẽ giải đáp cho bạn về cách thức phòng bệnh cho cá tra và một số loại cá khác.
Tham khảo: Kĩ thuật nuôi ương cá tra giống