ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI THUỐC KHÁNG SINH KHÔNG CÒN TÁC DỤNG
23-08-2016
Một kỷ nguyên vàng của kháng sinh đã chuyển hóa nguyên nhân gây tử vong hàng đầu từ nhiễm trùng độc sang ung thư và các bệnh liên quan tới tim mạch. Tại thời điểm này, chúng ta vẫn có thể điều trị hầu hết các căn bệnh nhiễm trùng khi chỉ còn một vài loại virus có thể đề kháng với những dòng sản phẩm kháng sinh hiện nay – các colistin. Nhưng lịch sử đã cho thấy điều này sẽ thay đổi và kháng sinh colistin đã và đang được phát triển tại Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong khi các giải thưởng được trao tặng cho những nghiên cứu mới nhất để chống lại sức đề kháng, những người nông dân đang gặp rất nhiều chỉ trích khi lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, các bác sĩ bị trách móc khi điều trị bệnh nhân với những đơn thuốc kháng sinh không cần thiết và các công ty dược phẩm thì bị phê phán vì thiếu đầu tư cho những giải pháp mới.
Trong khi đó, những phát hiện mới cho kháng sinh thì rất khan hiếm, hay đúng hơn thì không tồn tại, và những phương pháp thú vị mới nổi lên thì không được nhiều người coi trọng là đủ để ngăn chặn ngày tận thế. Một số người tin rằng công nghệ tiên tiến hay thậm chí là sự hồi sinh của các phương pháp điều trị cũ có thể cứu giúp chúng ta. Một số khác thì đã đặt ra được những bước tiến tiếp theo và những gì chúng ta sẽ cần phải làm bây giờ để tự cứu lấy chính mình.
Thế giới sẽ ra sao nếu không có sự hiện diện của thuốc kháng sinh?Chúng ta vẫn chưa ở trong kỷ nguyên hậu kháng sinh, nhưng thế giới sẽ ra sao nếu không có sự hiện diện của thuốc kháng sinh? Chúng ta chỉ cần quay trở lại 70 năm trước, trước khi “kỷ nguyên vàng” của những khám phá của thuốc kháng sinh từ những năm 1940 tới những năm 1960 để trải nghiệm những căn bệnh truyền nhiễm mà khi đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong ở người và động vật. Các căn bệnh này vẫn còn xung quanh ta và một số độc tính trở nên cao hơn, phức tạp hơn bởi vấn đề kháng kháng sinh được phát triển thông qua nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do sự lạm dụng quá mức của chúng ta.
Thay đổi kể từ khi thuốc kháng sinh được ra đời
Tuy nhiên, xã hội cũng đã thay đổi kể từ thuốc kháng sinh được ra đời. Dân số gia tăng và chúng ta sinh sống gần nhau hơn, kết quả từ việc nhiều thành phố phát triển và mở rộng hơn đồng thời nhiều người dân có xu hướng di cư tới các đô thị lớn từ các vùng nông thôn. Nhiều người sống trong một xã hội với môi trường sạch hơn, nhưng trớ trêu thay, nhiều người cho rằng điều này lại khiến cho họ dễ bị dính bệnh hơn.
Những căn bệnh mới (và những căn bệnh cũ đã trở lại) cũng đã có những tác động nguy hại không nhỏ trong hai thập kỷ qua. Bệnh legionella, căn bệnh Lyme và Weil, hàm lượng độc tố E. Coli cao (đây là người “bạn” sinh sống trong ruột con người và động vât, nhưng lại trở thành kẻ thù tồi tệ nhất cho người và động vật). Những căn bệnh này thep thời gian chắc chắn sẽ có khả năng kháng kháng sinh mạnh hơn nữa.
Nếu không có thuốc kháng sinh, một số căn bệnh cũ mà không được chúng ta đặt vào top 10 căn bệnh nguy hiểm nhất sẽ bắt đầu quay trở lại như những kẻ giết người thầm lặng. Kẻ thù đeo bám chúng ta, bệnh lao, sẽ nổi lên đáng kể. Viêm phổi sẽ một lần nữa trở thành một cỗ máy giết người hàng loạt, đặc biệt đối với những người già yếu, và có khi là với tất cả chúng ta.
Phẫu thuật cấy ghép sẽ trở thành gần như không thể thực hiện được khi những loại thuốc miễn dịch ức chế cần thiết để cơ thể chúng ta chấp nhận quá trình cấy ghép khiến chúng ta không thể chống lại những căn bệnh nhiễm trùng đe dọa tới tính mạng mà thiếu thuốc kháng sinh. Thậm chí cắt bỏ ruột thừa cũng có thể được coi là một ca phẫu thuật nguy hiểm như tất cả các ca phẫu thuật khác khi cơ thể con người không còn chống chọi lại được với vấn đề nhiễm trùng huyết.
Tiếp tục dùng kháng sinh hay dừng lại?
Chúng ta sẽ không phải lo lắng về vấn đề kháng kháng sinh nữa vì nếu có dùng thuốc kháng sinh cũng không còn tác dụng. Đây là yếu tố căn bản của lý lẽ phản đối lại lập luận: Sử dụng kháng sinh ít hơn sẽ làm giảm sức đề kháng của con người và động vật.
Nhưng nếu chúng ta tưởng tượng rằng hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh để làm mất đi khả năng kháng kháng sinh và tạo ra một thế giới mà chúng ta có thể bắt đầu sử dụng lại thuốc kháng sinh một lần nữa, chúng ta đã sai.
Khả năng kháng kháng sinh sẽ không hoàn toàn biến mất
Hãy đặt sang một bên những tranh luận rằng hàng triệu người, có lẽ hàng tỷ người, sẽ tử vong nếu thuốc kháng sinh không được sử dụng nữa vì điều này cũng có thể xảy ra nếu chúng ta tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh không còn hiệu quả. Khả năng kháng kháng sinh sẽ không hoàn toàn biến mất bởi vì một phần chứa nhỏ của loại gen này vẫn sẽ được duy trì phát triển trong quần thể vi khuẩn tự nhiên. Khi việc sử dụng kháng sinh một lần nữa trở nên an toàn trong suy nghĩ con người, khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn sẽ trở lại, và có lẽ với một tốc độ nhanh hơn bởi chúng đã được thiết lập từ trước đó. Đất, nước, và toàn bộ môi trường vẫn sẽ luôn là hồ chứa cho khả năng kháng kháng sinh, sẵn sàng để chúng lan truyền qua nhiều loại vi khuẩn và khiến thuốc kháng sinh không còn hiệu quả nữa.
Vậy xã hội sẽ thay đổi như thế nào trong kỷ nguyên hậu kháng sinh?
Liệu chúng ta còn có thể chào hỏi nhau với một cái ôm hay cái bắt tay gần gũi, hay giữ khoảng cách nhất định và nhìn nhau với một thái độ nghi ngờ người đối diện có dính bệnh hay bị nhiễm khuẩn từ đâu hay không? Liệu chúng ta còn di chuyển bằng máy bay, một phương tiện hoạt động như một ống tuần hoàn không khí và một cách để lan rộng những căn bệnh nhiễm khuẩn? Liệu chúng ta còn muốn sử dụng tàu điện, xe buýt hay xe ôtô nữa hay không? Liệu chúng ta luôn luôn phải đeo mặt nạ hay phát triển những bộ trang phục sinh học ngăn chặn nhiễm khuẩn? Liệu việc phân biệt bảo vệ giữa những thành phần phù hợp và không phù hợp có xảy ra khiến thay đổi cấu trúc của xã hội? Liệu chúng ta sẽ suy nghĩ lại về những thú tiêu khiển mà có thể làm hại đến cơ thể? Hoặc chúng ta có thể cùng nhau sáng tạo và đoàn kết với những chính sách toàn cầu chống lại một kẻ thù chung, đầu tư và nghiên cứu một loại thuốc mới, phát triển phương pháp điều trị mới hay áp dụng một sự kết hợp đúng đắn của tất cả những chiến lược này?
Nhà sinh lý học Kevin Fong cho hay: “Nếu chúng ta không muốn phải quay trở lại kỷ nguyên trước khi thuốc kháng sinh ra đời với một tỷ lệ tử vong quá cao, lãng phí lợi thế trước vi khuẩn mà chúng ta đã có cho đến nay trong cuộc đấu tranh cho sự sống; đó là điều không thể tưởng tượng”.
Chính phủ các nước đang bắt đầu tìm kiếm các giải pháp nhưng phải cân đối với những đầu tư và năng lượng chúng ta bỏ ra với các mối đe dọa khác như virut Zika. Bất kể, từ chính phủ cho tới những công dân, chúng ta đều cần phải chú ý và dành sự quan tâm cần thiết cho vấn đề này. Có lẽ chúng ta (và tất cả những chính phủ trên toàn thế giới) nên tham khảo mười giải pháp được cung cấp bởi Jim O’Neill trong một báo cáo ở Anh và làm điều gì đó trước khi quá muộn.
Có lẽ luật cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi được ban hành khắp các nước trên toàn thế giới là sự bắt đầu chính đáng cho cuộc cách mạng đấu tranh cho cuộc sống của con người và động vật.
Bởi Roger Pickup, Giáo sư Môi Trường và Sức Khỏe Con Người, Đại Học Lancaster.
Phát hành trên thời báo The Conversation
Ngày 02 Tháng 06 Năm 2016
Nguồn: http://theconversation.com/what-will-happen-when-antibiotics-stop-working-59938